Trẻ không ăn rau có tác hại gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều rất vất vả để tìm cách thuyết phục trẻ ăn rau. Trẻ không chịu ăn rau là biểu hiện thường thấy khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Nếu bé không ăn rau trong thời gian dài thì sẽ gây ra một số hậu quả đối với sức khỏe.

1. Tại sao trẻ không chịu ăn rau?

Đừng cảm thấy đơn độc khi bé không ăn rau, bởi không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia phát triển cũng có trẻ gặp tình trạng này. Dưới đây là một số thống kê ở trẻ không chịu ăn rau:

  • Ở Singapore: Trong một thống kê do Health Promotion Board thực hiện về khảo sát chất lượng thực phẩm phục vụ trong căng tin trường học, họ nhận thấy chỉ có khoảng 25% trẻ em từ 7 đến 12 tuổi ăn rau và trái cây theo khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, trong số những người từ 13-16 tuổi, chưa đến một nửa trong số đó chịu ăn các món rau được phục vụ ở trường.
  • Ở Úc: Gần 99% trẻ em và thanh thiếu niên (từ 2 đến 18 tuổi) không cung cấp đủ lượng rau được khuyến nghị hàng ngày.
  • Ở Anh: Cứ 5 trẻ thì có đến 4 trẻ không chịu ăn rau.

Vậy tại sao trẻ không chịu ăn rau? Dưới đây là một số lời giải thích được đưa ra:

1.1. Bé không ăn rau do sợ đồ ăn

Sợ các loại thức ăn mới, còn được gọi là chứng sợ thức ăn, là một hành vi tự nhiên thường thấy ở trẻ mới biết đi và hành vi này đạt đến đỉnh điểm ở những trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Ngoài ra, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển tính độc lập trong việc lựa chọn thức ăn và khẩu vị của mình. Sự kết hợp của hai yếu tố này thường dẫn đến cuộc chiến trong giờ ăn tối giữa cha mẹ và con cái, trong đó có biểu hiện bé không ăn rau.

1.2. Hương vị đặc trưng của rau xanh

Hãy hỏi xung quanh về lý do chính khiến mọi người không muốn ăn rau, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Câu trả lời mà bạn rất có thể sẽ nhận được là vì rau có vị đắng. Vị đắng này là do sự hiện diện của canxi và các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong thực vật, bao gồm các phenol và polyphenol có nguồn gốc thực vật. Flavonoid, isoflavone, tecpen và glucosinolate đóng vai trò là hệ thống tự bảo vệ tự nhiên của thực vật.

Trong tự nhiên, thực vật tự bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi bằng cách tạo ra các hợp chất có vị đắng này. Tuy nhiên, những hợp chất có nguồn gốc thực vật này mang lại những lợi ích cho sức khỏe của chúng ta! Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư cũng như các tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Do đó, chế độ ăn nhiều rau và trái cây thường có liên quan đến việc giảm tỷ lệ ung thư và bệnh tim mạch.


Trẻ không chịu ăn rau khiến nhiều phụ huynh lo lắng
Trẻ không chịu ăn rau khiến nhiều phụ huynh lo lắng

1.3. Có nhiều loại thực phẩm có vị ngọt và hấp dẫn hơn rau

Ngày nay, các nhà sản xuất thực phẩm không ngừng phát triển các cách để giảm hoặc loại bỏ các thành phần có vị đắng này khỏi thực phẩm, mục đích chính là sự chấp nhận của người tiêu dùng.

Trẻ em rất dễ dàng chấp nhận các loại thực phẩm có vị ngọt và yêu thích chúng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã chỉ ra những thực phẩm có vị ngọt (sô cô la, kẹo ngọt, nước ngọt) là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì.

1.4. Trẻ em chưa kịp làm quen với hương vị của rau xanh

Một trong những lý do trẻ không chịu ăn rau đó là do chưa kịp làm quen với hương vị của rau. Sau một thời gian, trẻ sẽ dần thích ứng với những món ăn rau. Vì vậy, không nên mong đợi trẻ sẽ thích thứ gì đó được ngay trong lần ăn đầu tiên, đặc biệt nếu mùi vị của nó không hoàn toàn dễ chịu.

Trẻ sẽ cần ít nhất 10 đến 15 lần tiếp xúc (lặp đi lặp lại) với một loại thức ăn mới trước khi chấp nhận và yêu thích nó.

2. Trẻ không ăn rau có tác hại gì?

Rau chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của trẻ, chẳng hạn như axit folic, vitamin A, vitamin Cchất xơ. Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy hầu hết trong các loại rau có lá màu xanh đậm. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bổ sung các loại rau khác, chẳng hạn như rau có màu như cà rốt và ớt chuông vàng. Thành phần vitamin và khoáng chất của tất cả các loại rau là khác nhau, vì vậy cần cung cấp cho trẻ các loại rau quả khác nhau.

Trẻ không chịu ăn rau trong một khoảng thời gian dài có thể sẽ phải đối diện với một loạt các vấn đề sức khỏe như:

Ngoài ra, trái cây và rau có nhóm màu sắc khác nhau nên cũng cung cấp cho chúng ta các loại vitamin, khoáng chất cũng như chất chống oxy hóa khác nhau, do đó điều quan trọng là trẻ phải ăn nhiều loại trái cây và rau quả để có được chất dinh dưỡng tối đa. Hơn nữa, một số loại trái cây có hàm lượng calo cao và tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân.

Một số cha mẹ có thể nghĩ đến việc mua thực phẩm bổ sung thay thế rau củ dành cho trẻ em, nhưng không nên làm như vậy. Điều này là do rau cung cấp cho chúng ta rất nhiều thành phần khác mà khó có thể chứa trong các loại thực phẩm bổ sung. Do đó, vẫn nên khuyến khích trẻ ăn rau bất cứ khi nào có thể.


Đa dạng hóa các cách chế biến rau xanh để cải thiện tình trạng trẻ không chịu ăn rau
Đa dạng hóa các cách chế biến rau xanh để cải thiện tình trạng trẻ không chịu ăn rau

3. Phải làm thế nào khi trẻ không chịu ăn rau?

Đối diện với những bé không ăn rau, bố mẹ cần bình tĩnh, tìm kiếm nguyên nhân và các giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Ghi nhớ sở thích của trẻ

Như đã đề cập, trẻ em thường sẽ tránh thử bất cứ loại thức ăn nào mới, đặc biệt là ngay từ đầu món ăn đó đã không hợp khẩu vị. Như vậy, việc ép trẻ ăn rau là không nên. Đặt mình vào vị trí của trẻ, bố mẹ cũng sẽ từ chối món ăn đó và rất có thể bạn sẽ không muốn chạm vào món ăn đó một lần nữa. Trẻ em cũng vậy. Hơn nữa, chúng ta cần lưu ý rằng mỗi đứa trẻ có khẩu vị khác nhau và sở thích của chúng thay đổi theo từng ngày.

  • Hãy kiên nhẫn khi bé không ăn rau

Lời khuyên tốt nhất dành cho bố mẹ là bắt đầu bằng cách cho trẻ ăn các loại rau khác nhau mỗi ngày, không chỉ những loại mà trẻ thích. Nếu lần đầu trẻ từ chối hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ, đó là điều bình thường. Trung bình trẻ thường cần trải qua khoảng 10 đến 15 lần hoặc thậm chí lên đến 20 lần tiếp xúc lặp đi lặp lại trước khi trẻ chấp nhận một loại thức ăn mới.

Do đó bố mẹ nên để trẻ tự quyết định loại thức ăn nào mà trẻ muốn ăn. Cuối cùng, cha mẹ nên đặt mục tiêu biến giờ ăn trở thành một trải nghiệm thú vị. Duy trì thái độ nản lòng sẽ không giải quyết được vấn đề mà nó có thể dẫn đến nhiều lo lắng, thất vọng và khiến trẻ kén ăn.

  • Bố mẹ nên làm gương cho trẻ

Trẻ em là những người bắt chước rất tốt, do đó nếu con bạn thấy bạn ăn và thưởng thức nhiều món ăn bổ dưỡng thì khả năng con bạn thích thú với món ăn của mình càng cao. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc dùng bữa cùng nhau như một gia đình, là vì thói quen ăn uống thường được hình thành trong những năm thơ ấu. Do đó, trẻ em có nhiều khả năng đáp ứng được lượng trái cây và rau quả được khuyến nghị hàng ngày nếu chúng ngồi vào bàn ăn cùng gia đình.

  • Cho trẻ tiếp xúc với rau xanh nhiều hơn

Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào việc mua sắm hàng hóa hoặc chuẩn bị thực phẩm có thể giải quyết được vấn đề này. Bố mẹ có thể yêu cầu trẻ chọn các loại trái cây và rau yêu thích của mình khi đi mua hàng tạp hóa hoặc tham gia vào các giai đoạn chuẩn bị thực phẩm đơn giản, chẳng hạn như rửa trái cây và rau quả. Điều này có thể khơi dậy sự quan tâm của trẻ đối với những loại thực phẩm này.

  • Tránh sử dụng thực phẩm như một phần thưởng

Một sai lầm khác mà một số cha mẹ mắc phải là họ sẽ thưởng nếu đứa trẻ chịu ăn một loại rau hoặc trái cây. Đây không phải là một cách làm lành mạnh, thay vào đó đứa trẻ sẽ học được cách để thao túng cha mẹ.

  • Đa dạng hóa các cách chế biến rau xanh

Mỗi đứa trẻ có sở thích và khẩu vị khác nhau. Một đứa trẻ thích thức ăn có kết cấu mềm có thể sẽ thích các loại rau được nấu chín kỹ hơn và ngược lại. Một số đứa trẻ khác có thể thích được phục vụ các loại rau có vị ngọt hơn như bí ngô, bắp ngọt hoặc súp lơ cùng với các loại rau khác. Ngoài ra, chế biến các loại rau có màu sắc khác nhau có thể hấp dẫn trẻ về mặt thị giác. Cuối cùng, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần nhớ là hãy kiên nhẫn và tiếp tục cố gắng!

Tóm lại, rau chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của trẻ. Nếu bé không ăn rau trong thời gian dài thì sẽ gây ra một số hậu quả đối với sức khỏe. Do đó đối diện với những bé không ăn rau, bố mẹ cần bình tĩnh, tìm kiếm nguyên nhân và các giải pháp phù hợp.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe