7 chiến lược nuôi trẻ kén ăn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Trẻ kén ăn luôn là nỗi lo lắng, bận tâm của các bậc cha mẹ. Tại sao trẻ lại kén ăn đến như vậy? Và có chiến lược nào dành riêng cho trẻ kén ăn hay không?

Vì sao trẻ lại kén ăn?

Thay đổi độ đặc của thức ăn cũng được coi là trải nghiệm đối với trẻ. Trẻ cần có thời gian để làm quen với thành phần, màu sắc và mùi vị của những món ăn mới. Thông thường, phần lớn trẻ thích những món ăn quen thuộc.

Thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày là điều diễn ra khá phổ biến ở trẻ. Cha mẹ nên cho bé thử ăn vài lần trước khi chuyển sang món mới cho trẻ và mục đích của việc thay đổi món ăn là do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Bé có thể chậm tăng cân hơn bởi ngoài ăn uống trẻ có nhiều điều khác để quan tâm.

Càng ngày trẻ sẽ càng trở nên độc lập hơn và học cách tự mình lựa chọn, bao gồm lựa chọn thực phẩm. Đây là kỹ năng quan trọng bé cần phát triển trong nhiều năm sau đó.

Trẻ có thể là một người kén ăn nhưng sẽ rất tuyệt vời khi bạn cho con thử những món ăn mới. Để khẳng định sự độc lập của mình, lúc đầu trẻ sẽ từ chối. Cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có thể thêm vào bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ.

>>> Làm thế nào nếu trẻ kén ăn?

1. Chú ý đến cách trình bày

Nhiều trẻ em nghĩ rằng cải bắp sẽ ăn ngon hơn khi chúng được tự tay ngắt bỏ cuống hay trái cây có hương vị thơm ngon hơn khi được xiên ở que thay vì xếp lên đĩa.

Vì vậy, đối với trẻ, việc trình bày thức ăn cũng vô cùng quan trọng. Bạn không cần phải quan trọng hóa vấn đề, đơn giản là chỉ cần sắp xếp các loại rau đã cắt nhỏ trên một đĩa đầy màu sắc và cắm vào một vài chiếc tăm, hoặc đưa trẻ một ly sinh tố trái cây trong một chiếc ly xinh xắn thay vì chiếc cốc cũ mà trẻ vẫn thường hay dùng.

Theo các chuyên gia, thức ăn được trình bày bắt mắt sẽ kích thích vị giác, khiến chúng ta có cảm giác thèm ăn và muốn nếm thử. Đặc biệt, đối với trẻ em, thức ăn được trình bày đẹp mắt còn làm tăng hiệu quả gấp 2 lần, những người không chỉ kén chọn mà còn rất nhạy cảm với hình dạng bên ngoài của tất cả mọi thứ.


Việc trình bày thức ăn bắt mắt góp phần kích thích vị giác
Việc trình bày thức ăn bắt mắt góp phần kích thích vị giác

2. Để trẻ được tự phục vụ

Hãy để trẻ có cơ hội được tự phục vụ bản thân, điều này có thể giúp giảm sự kén chọn của con. Hãy cố gắng đưa vào thực đơn một món ăn mới mỗi ngày. Và nếu trẻ bỏ qua những món ăn này, hãy hít một hơi thật sâu, đừng tạo áp lực cho trẻ. Bạn nên cho trẻ tận hưởng trải nghiệm ăn uống cùng gia đình theo cách riêng của trẻ, cố gắng dẹp bỏ nỗi lo lắng về chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Để trẻ làm chủ bữa ăn của chính mình trong bữa tối, hãy loại bỏ áp lực trong bữa ăn. Khi bữa ăn bị chi phối bởi sự ép buộc hoặc mua chuộc của cha mẹ, nó sẽ tạo ra một môi trường căng thẳng - và trẻ em sẽ nản lòng trước áp lực. Mặt khác, khi giờ ăn dễ chịu và không căng thẳng, trẻ bắt đầu thư giãn và có nhiều khả năng chấp nhận nếm thử các món ăn mới.

Theo các chuyên gia, các bậc cha mẹ nên tạo không khí ăn uống vui vẻ thoải mái, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Và sau nhiều ngày gắn bó trẻ có thể làm bạn ngạc nhiên khi tự mình trải nghiệm những món ăn có protein và rau.

Nếu bạn không thấy sự cải thiện, hãy nói chuyện với con bạn (nhưng đừng bao giờ thảo luận ở bàn ăn tối). Bạn có thể nói với trẻ rằng bạn đã nhận thấy trẻ chỉ ăn cơm và bánh mì vào bữa tối và bạn có thể đưa ra một số lời khuyên bảo nhẹ nhàng về bữa ăn cân bằng hơn trông sẽ như thế nào.

Cuối cùng, hãy hỏi ý kiến ​​của trẻ bởi chính trẻ cũng có thể đưa ra một số ý tưởng về một hoặc hai món ăn phụ tốt cho sức khỏe. Tất nhiên, nếu đó là ý tưởng của trẻ nhiều khả năng trẻ sẽ thử món đó.

3. Thử sử dụng chuỗi thức ăn

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng: Trẻ kén ăn được cung cấp từ từ và dần dần các loại thực phẩm giống nhau. Dần dần, trẻ sẽ học cách mở rộng thực đơn của mình.

Ví dụ, nếu con bạn thích một nhãn hiệu khoai tây chiên nào đó của Pháp, hãy cho trẻ thử một nhãn hiệu tương tự. Sau khi trẻ chấp nhận các loại khoai tây chiên khác nhau, hãy chuyển sang thực phẩm có hương vị và kết cấu tương tự, chẳng hạn như bánh khoai tây nướng.

Khi trẻ chấp nhận điều này, hãy chuyển sang món khoai tây nướng. Làm theo cách này với khoai tây nghiền, sau đó nghiền khoai tây với nước thịt, sau đó là bánh khoai tây và cuối cùng là bánh quiche.

Nên cho trẻ ăn một lượng vừa phải khi tiếp cận với những món mới. Thay vì các món đều mới hết thì nên xen kẽ món mới và món cũ cho trẻ. Có thể cho trẻ ăn kèm món mới với món trẻ vốn ưa thích. Trong bữa ăn, bạn cần đảm bảo có món ăn yêu thích của trẻ.

Chuỗi thức ăn được tùy chỉnh theo sở thích của trẻ với tốc độ diễn ra chậm rãi theo nhu cầu của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi thử những món ăn mới. Khi nói đến việc ăn uống, trẻ em thường sẽ cảm thấy bị áp lực và đây chính là phương pháp được đưa ra nhằm thích ứng với sở thích trẻ, thay vì bắt trẻ phải thích ứng với một món ăn khác.


Trẻ thích ăn khoai tây có thể ăn kèm theo với món khác để trẻ dễ ăn hơn
Trẻ thích ăn khoai tây có thể ăn kèm theo với món khác để trẻ dễ ăn hơn

4. Để trẻ đói

Hầu hết trẻ em đều thích uống nước trái cây và ăn bánh quy giòn. Bữa tối là bữa ăn bao gồm nhiều thức ăn bổ dưỡng nhất trong ngày, nếu có thể hãy để trẻ đói trước khi đến giờ ăn tối.

Điều này không có nghĩa là trẻ không được ăn đồ ăn nhẹ. Bởi trẻ em cần ăn một vài bữa phụ xen giữa các bữa chính. Nhưng có sự khác biệt giữa việc cung cấp đồ ăn nhẹ với một lượng vừa phải và một lượng quá nhiều khiến trẻ cảm thấy không muốn ăn khi tới bữa ăn chính.

Nếu bạn thấy trẻ đòi ăn hết món này đến món khác, có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách đưa trẻ đi dạo hoặc đi chơi ở công viên. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn trong bữa ăn chính. Bạn sẽ cảm thấy vui vô cùng khi được ngồi xuống bàn ăn trong lúc đang cảm thấy đói, tuy nhiên, rất nhiều trẻ em ngày nay không có được trải nghiệm đó.

Đó là bởi, trẻ em có nhiều khả năng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau khi đói, ngay cả những thức ăn khiến chúng sợ hãi một chút. Khi dạ dày của trẻ trống rỗng, trẻ sẽ muốn nếm thử tất cả những món ăn có trên bàn.

5. Đừng tự trách bản thân

Khi nhìn thấy một đứa trẻ đang ăn rau chân vịt một cách ngon lành, trong khi con bạn đang chậm rãi ăn một nửa lát bánh mì, bạn sẽ cảm thấy tự trách bản thân mình. Đừng quá lo lắng và đổ hết lỗi cho bản thân bởi con kén ăn không phải lỗi của cha mẹ.

>>> 9 cách đối phó với chứng kén ăn của trẻ

Một khi không tự đổ lỗi cho bản thân, bạn có thể nhẹ nhàng giúp con thưởng thức những món ăn mới tốt cho sức khỏe mà không gây căng thẳng hay áp lực cho trẻ. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái nấu ăn theo sở thích của con bạn.

Điều quan trọng nhất chính là bạn có thể cùng con tận hưởng trọn vẹn bữa ăn một cách vui vẻ. Trẻ sẽ quan tâm đến thái độ của bạn, điều này giúp trẻ thư giãn.

6. Khởi đầu ngày mới bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Bạn cần cho trẻ ăn bữa sáng với những món ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà lại không tốn quá nhiều thời gian, chẳng hạn như trái cây tươi, sữa chua, granola ít đường, trứng hoặc sinh tố...

Theo các chuyên gia, những đứa trẻ được ăn bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ bớt kén chọn hơn. Thêm vào đó, những trẻ ăn sáng có sức khỏe tổng thể tốt hơn những trẻ không ăn.


Bữa sáng của trẻ đơn giản với các loại sinh tố đầy đủ chất dinh dưỡng
Bữa sáng của trẻ đơn giản với các loại sinh tố đầy đủ chất dinh dưỡng

7. Tham khảo ý kiến chuyên gia

Một số trẻ kén ăn vì vấn đề phát triển hoặc y tế. Nếu tình trạng kén ăn của con bạn đang ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, gây ra nhiều xung đột trong gia đình (như giữa cha và mẹ, hay giữa ông bà và cha mẹ) hoặc có tình trạng có vẻ nghiêm trọng (hoặc nếu bạn chỉ đơn giản là muốn có một số hỗ trợ chuyên môn), thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng.

>>> Trẻ 2-4 tuổi kén ăn: Phải làm thế nào?

Chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra đánh giá để giúp tìm ra gốc rễ của vấn đề và sau đó sẽ tìm ra một kế hoạch tùy chỉnh để giải quyết vấn đề đó. Ví dụ, một số trẻ có các vấn đề về giác quan khiến chúng chống lại một số kết cấu nhất định và liệu pháp có thể giúp trẻ học cách thích nghi. Rất nhiều trẻ em có tiến triển tốt hơn khi được điều trị.

Bất kỳ ai đều thích việc được khen, công nhận khi hoàn thành hay đạt được việc gì đó, trẻ em cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy khi trẻ thực hiện được điều gì đó, hay bắt đầu thực hiện đừng quên dành cho trẻ những lời khen ngợi, gợi ý một cách nhiệt tình và vui vẻ.

Với những cách làm được nêu trên đây, việc muốn bé làm việc gì đó hay ăn món ăn nào đó bạn sẽ không cần phải ép buộc mà tự bản thân trẻ sẽ cảm thấy có hứng thú với những việc này.

Để cải thiện tình trạng kén ăn, chán ăn của trẻ, cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe