Trẻ em có nên bổ sung Omega-3?

Axit béo omega-3 là một thành phần tối quan trọng để làm nên một chế độ ăn uống lành mạnh. Những chất béo thiết yếu này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, vì chúng đóng vai trò chính trong sự tăng trưởng và liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không chắc chắn rằng liệu bổ sung omega-3 có thực sự cần thiết và an toàn trẻ em.

1. Omega- 3 là gì

Omega-3 là các axit béo không thể thiếu đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm sự phát triển của thai nhi, chức năng não, sức khỏe của tim và khả năng miễn dịch. Omega- 3 được coi là axit béo thiết yếu vì cơ thể không thể tự sản xuất loại chất béo này và cơ thể cần được hấp thụ từ các nguồn thực phẩm.

Ba loại Omega- 3 chính bao gồm axit alpha-linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

ALA có mặt trong nhiều loại thực vật, bao gồm dầu thực vật, các loại hạt, và một số loại rau. Tuy nhiên, ALA không thể hoạt động trực tiếp sau khi tiêu thụ, cơ thể cần chuyển đổi ALA thành các dạng hấp thụ được như DHA và EPA.

EPA và DHA xuất hiện nhiều nhất trong các loại cá nhiều chất béo, như cá hồi, cá thu và cá ngừ, đồng thời EPA và DHA được cung cấp rộng rãi trên thị trường dưới dạng sản phẩm bổ sung. Một số loại sản phẩm bổ sung phổ biến nhất là dầu cá, dầu nhuyễn thể và dầu tảo.


Omegan-3 đặc biệt có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi
Omegan-3 đặc biệt có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi

2. Lợi ích của Omega- 3 đối với trẻ em

2.1 Cải thiện các triệu chứng ADHD

Rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD) là một tình trạng phổ biến liên quan đến các triệu chứng như tăng động, bốc đồng và khó tập trung ở trẻ em. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung omega-3 có thể giúp giảm các triệu chứng ADHD ở trẻ em.

Một đánh giá dựa trên 16 nghiên cứu cho thấy rằng axit béo omega-3 có khả năng cải thiện trí nhớ, sự chú ý, khả năng học tập, giảm tính bốc đồng và sự hiếu động, những triệu chứng thường bị ảnh hưởng bởi ADHD.

Một nghiên cứu kéo dài 16 tuần ở 79 bé trai cho thấy rằng uống việc uống 1.300 mg omega-3 mỗi ngày giúp cải thiện sự chú ý ở cả những trẻ mắc ADHD và không.

Hơn nữa, một kết luận dựa trên 52 nghiên cứu đã cho thấy việc sửa đổi chế độ ăn uống và bổ sung dầu cá là hai trong số các kỹ thuật hứa hẹn nhất để giảm các triệu chứng ADHD ở trẻ em.

2.2 Giảm hen suyễn

Hen suyễn là một tình trạng mãn tính có ảnh hưởng tiêu cực đến cả trẻ em và người lớn, gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở, ho và thở khò khè. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung axit béo omega-3 giúp giảm các triệu chứng này.

Một nghiên cứu kéo dài 10 tháng ở 29 trẻ em cho thấy rằng việc uống một viên nang dầu cá chứa 120 mg kết hợp DHA và EPA hàng ngày giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Một nghiên cứu khác ở 135 trẻ em chứng minh mối liên hệ giữa việc trẻ có lượng hấp thụ Omega- 3 cao hơn với việc giảm các triệu chứng hen suyễn do ô nhiễm không khí trong nhà.


Omegan-3 giúp cải thiện các triệu chứng hen suyễn
Omegan-3 giúp cải thiện các triệu chứng hen suyễn

2.3 Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng gây ảnh hưởng xấu đến gần 4% trẻ em dưới 18 tuổi.

Một nghiên cứu ở 395 trẻ em đã cho thấy độ axit béo omega-3 trong máu thấp hơn đồng nghĩa với việc trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề về giấc ngủ cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung 600 mg DHA trong 16 tuần đã làm giảm sự gián đoạn giấc ngủ và trẻ có thể ngủ thêm 1 giờ mỗi đêm.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng tiêu thụ nhiều axit béo omega-3 trong thai kỳ có thể cải thiện giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, Y tế vẫn cần nhiều các nghiên cứu chất lượng hơn để khẳng định kết luận này.


Một tác dụng ấn tượng của omega-3 là giúp cải thiện giấc ngủ cho bé
Một tác dụng ấn tượng của omega-3 là giúp cải thiện giấc ngủ cho bé

2.4 Tăng cường chức năng não

Các nghiên cứu mới chỉ ra rằng axit béo omega-3 có thể cải thiện chức năng não ở trẻ em - đặc biệt là trong quá trình học tập và khả năng ghi nhớ.

Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tháng, gồm 183 trẻ em có chế độ ăn nhiều axit béo omega-3 đã cho thấy trẻ có khả năng học nói nhanh và trí nhớ tốt.

Tương tự, một nghiên cứu nhỏ, kéo dài 8 tuần ở 33 bé trai đã cho thấy việc sử dụng từ 400 đến 1200mg DHA mỗi ngày có thể tăng hoạt động của thùy trán, vùng não chịu trách nhiệm chú ý, kiểm soát xung lực và lập kế hoạch.

Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 giúp ngăn ngừa trầm cảm và rối loạn tâm trạng ở trẻ em

3. Tác dụng phụ của Omega- 3

Các tác dụng phụ của việc bổ sung omega- 3, như dầu cá hầu như là không đáng chú ý. Những tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm:

Phụ huynh cần chú ý hướng dẫn trẻ sử dụng Omega- 3 với liều lượng được khuyến cáo để giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Bạn cũng có thể bắt đầu chúng với liều thấp hơn, tăng dần để đánh giá khả năng hấp thụ của trẻ.

Những người bị dị ứng với cá hoặc động vật giáp xác nên tránh sử dụng dầu cá và các chất bổ sung có nguồn gốc từ cá khác, như dầu gan cá và dầu nhuyễn thể. Thay vào đó, lựa chọn thực phẩm khác cũng có tác dụng bổ sung Omega-3 như hạt lanh hoặc dầu tảo.


Tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung omega-3 cho trẻ
Tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung omega-3 cho trẻ

4. Liều lượng sử dụng Omega- 3 cho trẻ

Nhu cầu về hàm lượng Omega-3 hấp thụ ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Vì vậy, việc tuần thử hướng dẫn sử dụng trên bao bì là điều quan trọng.

Tuy nhiên, ALA là axit béo omega-3 duy nhất có hướng dẫn liều lượng cụ thể. Các khuyến cáo hàng ngày cho ALA ở trẻ em là:

  • Trẻ từ 0 tháng đến 12 tháng: 0,5 gram
  • 1 năm tuổi đến 3 năm tuổi: 0,7 gram
  • Trẻ em từ 4 tuổi đến 8 tuổi: 0,9 gram
  • Trẻ em 9 tuổi đến 13 tuổi, giới tính nữ: 1,0 grams
  • Trẻ em 9 tuổi đến 13 tuổi, giới tình nam: 1,2 grams
  • Trẻ em 14 tuổi đến 18 tuổi, giới tính nữ: 1,1 grams
  • Trẻ em 14 tuổi đến 18 tuổi, giới tính nam: 1,6 grams

Phụ huynh nên cân nhắc bổ sung Omega- 3 cho trẻ nếu chế độ ăn không thường xuyên bổ sung cá hoặc các thực phẩm khác có nhiều chất béo omega-3. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung từ 120 đến 1.300 mg kết hợp DHA và EPA mỗi ngày là có lợi cho trẻ em.

Tuy nhiên, để ngăn chặn bất kỳ tác dụng phụ nào, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho cho trẻ sử dụng.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút “Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo: Healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe