Trẻ đột nhiên biếng ăn rồi kéo dài: Nguyên nhân

Trẻ đột nhiên biếng ăn hoặc bỏ ăn là nỗi lo lắng của không ít phụ huynh đang chăm con nhỏ. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên khi trẻ biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

1. Các dạng biếng ăn ở trẻ em

Hiện tượng trẻ biếng ăn được phân thành 3 dạng khác nhau:

  • Trẻ biếng ăn tâm lý: dạng biến ăn này thường do trẻ sợ hãi mỗi khi ăn, trẻ bị phụ huynh hoặc người chăm trẻ la mắng, thúc ép, bắt buộc phải ăn nhiều...
  • Trẻ biếng ăn bệnh lý: trẻ đột nhiên biếng ăn mỗi khi trẻ bị bệnh, biếng ăn do cơ thể mệt mỏi.
  • Trẻ biếng ăn sinh lý: đây là một dạng biếng ăn rất phổ biến, thường xuất hiện khi trẻ bước vào một giai đoạn thay đổi thể chất, biếng ăn có liên quan đến chu kỳ phát triển tự nhiên như trẻ tự nhiên bỏ ăn khi mọc răng, khi tập lẫy, tập đi...

Trẻ biếng ăn do tâm lý và biếng ăn do bệnh lý thường khiến trẻ biếng ăn kéo dài nếu không tìm được giải pháp khắc phục. Đối với biếng ăn sinh lý, trẻ đột nhiên biếng ăn chỉ trong khoảng 1-2 tuần theo sự thay đổi thể chất, sau khoảng thời gian này cơ thể trẻ sẽ dần thích nghi với sự thay đổi, hầu hết trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại.

2. Các triệu chứng biếng ăn ở trẻ

Trẻ được cho là biếng ăn khi có các biểu hiện sau đây:

  • Đối với trẻ còn bú mẹ, trẻ đột nhiên bú ít hơn so với bình thường, trẻ ít hoặc không thức dậy để bú vào ban đêm, mỗi cữ bú có thời gian ngắn hơn, trẻ không chủ động thậm chí từ chối bú mẹ;
  • Đối với trẻ ăn dặm, trẻ chỉ ăn một số món nhất định và từ chối món mới, hoặc từ chối cả những món đã từng rất thích ăn;
  • Thường xuyên bỏ bữa, nếu ăn thì chỉ ăn rất ít;
  • Quấy khóc khi ăn, ngậm hoặc phun thức ăn;
  • Nghịch ngợm, hiếu động nhưng lại làm lơ khi ăn;
  • Đứng cân hoặc sụt cân, ngay cả khi không bị bệnh.

Trẻ đột nhiên biếng ăn sẽ từ chối các món mới hoặc món yêu thích của trẻ
Trẻ đột nhiên biếng ăn sẽ từ chối các món mới hoặc món yêu thích của trẻ

3. Các nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng trẻ biếng ăn

Xác định được nguyên nhân khiến trẻ tự nhiên bỏ ăn hoặc trẻ biếng ăn kéo dài sẽ góp phần to lớn vào việc cải thiện tình trạng này:

3.1. Trẻ đột nhiên biếng ăn do “ngán”

Không ít các bậc cha mẹ than phiền về việc trẻ tự nhiên bỏ ăn, kể cả các thực phẩm từng rất yêu thích khiến cha mẹ vô cùng bối rối. Tuy nhiên trên thực tế việc chán một món ăn nào đó mà trẻ ăn thường xuyên trước đó là vô cùng bình thường, cũng giống như người lớn đột nhiên ngán ngẩm các loại thực phẩm, trẻ em cũng có những phản ứng tương tự. Trẻ chưa thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ nên đành chỉ có thể phản ứng bằng cách từ chối ăn, dù cho phụ huynh nài nỉ, dỗ dành.

Do đó nếu trẻ tự nhiên bỏ ăn các món yêu thích, phụ huynh không cố gắng bắt con ăn hết món ăn mà trẻ từ chối, thay vào đó nên chuẩn bị cho trẻ vài món ăn mới để thay đổi khẩu vị. Mặt khác các bậc cha mẹ không nên cho rằng loại thực phẩm mà trước đó bé không ăn có nghĩa là trẻ ghét thực phẩm đó và không cho trẻ ăn lại, vì cảm giác và khẩu vị của trẻ sẽ thay đổi trong suốt quá trình phát triển.

3.2. Trẻ đột nhiên biếng ăn do mọc răng

Từ khi những chiếc răng đầu tiên mọc lên, hàm răng sữa của trẻ vẫn sẽ tiếp tục mọc lên đầy đủ cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Do đó khi răng sữa của trẻ chưa mọc đầy đủ, phụ huynh cũng không nên loại trừ nguyên nhân trẻ đột nhiên biếng ăn do mọc răng. Khi răng mọc sẽ làm nướu bị đau, vì vậy trẻ thường không muốn ăn. Thậm chí một số trẻ còn bị tiêu chảy trong thời gian mọc răng khiến trẻ vô cùng khó chịu, từ chối mọi loại thức ăn mà cha mẹ chuẩn bị.

Tuy nhiên nếu trẻ đột nhiên biếng ăn do mọc răng, dù trẻ không muốn nhưng các bậc cha mẹ vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển này, hãy cố gắng giúp trẻ ăn bằng mọi cách hoặc cho bé uống nhiều sữa hơn. Nếu có thể hãy tìm đến bác sĩ nhi khoa để giúp bé giảm đau nướu, hỗ trợ ăn uống ngon miệng hơn.

3.3. Trẻ tự nhiên bỏ ăn khi bị bệnh

Mỗi khi trẻ không khỏe trong người do bất cứ bệnh lý gì đều khiến trẻ vô cùng khó chịu, dễ cáu gắt và chán ăn. Hai bệnh lý rất phổ biến khiến trẻ đột nhiên biếng ăn nhưng phụ huynh thường bỏ sót đó là chứng trào ngược dạ dày và táo bón.

Khi xác định trẻ đột nhiên biếng ăn do nguyên nhân này, phụ huynh nên tăng cường lượng chất xơ trong bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ biếng ăn kéo dài, thường khó chịu, muốn đi vệ sinh sau mỗi bữa ăn, khi đó phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác trẻ biếng ăn là do bệnh lý nào.

3.4 Trẻ chưa thể nhai thức ăn

Nhiều bậc cha mẹ có thói quen xay nhuyễn mọi loại đồ ăn cho con từ nhỏ, khi trẻ đã lớn hơn và chuyển sang thức ăn lợn cợn hoặc ăn cơm như người lớn, trẻ rất dễ rơi vào tình trạng biếng ăn và từ chối đồ ăn để tìm cảm giác an toàn, sợ bị sặc, hóc, nghẹn khi ăn thức ăn không được xay nhuyễn.

Tuy nhiên lúc này các bậc phụ huynh đừng vì quá lo lắng về việc trẻ bị đói, sụt cân mà quay về chế độ ăn xay nhuyễn, cha mẹ nên kiên trì tập cho con ăn thức ăn lợn cợn từng chút một để bé quen dần.


Trẻ tự nhiên bỏ ăn có thể do quá trình cha mẹ chế biến thức ăn cho trẻ
Trẻ tự nhiên bỏ ăn có thể do quá trình cha mẹ chế biến thức ăn cho trẻ

3.5. Trẻ mải chơi quên ăn

Các em bé thường có xu hướng tăng cân mạnh trong năm đầu tiên sau đó sẽ tăng chậm lại và sự thèm ăn của trẻ cũng có nguy cơ giảm dần. Điều này được giải thích là do khi trẻ bước sang tuổi biết đi, trẻ bắt đầu thích khám phá thế giới, hứng thú hơn với các món đồ chơi, thực hành các kỹ năng mới hơn là với việc ăn uống. Với các bé từ 2 tuổi trở đi, việc từ chối ăn còn là một cách để trẻ khẳng định sự phát triển độc lập của mình.

Trong trường hợp này phụ huynh không nên cấm hoàn toàn việc chơi đùa khám phá để ngồi vào bàn ăn, thay vào dó có thể thỏa mãn trí tò mò bằng cách khuyến khích trẻ cùng chuẩn bị đồ ăn với mẹ, điều này sẽ tạo ra cảm giác thích thú khi trẻ tận hưởng thành quả của mình.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần chủ động chọn lựa các loại thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung có chứa L-Lysine và các vitamin nhóm B, đây là các thành phần giúp tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. Khi trẻ đói sẽ kích thích sự thèm ăn, trẻ sẽ tự động ngừng chơi và ăn thật ngon miệng.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe