Trẻ đang bú sữa: Khi nào bạn cần cho trẻ uống thêm nước?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chúng ta đều biết rằng nước rất cần thiết để duy trì cuộc sống, cả trẻ em và người lớn đều không thể thiếu nó. Tuy vậy, đối với trẻ sơ sinh nguyên tắc uống nước sẽ có nhiều điều kiện khắt khe hơn. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Từ 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống một lượng nước nhỏ.

1. Thời điểm tốt để cho trẻ uống nước

Nói chung, con bạn không nên cho trẻ uống nước cho đến khi được khoảng 6 tháng tuổi. Đến lúc đó, trẻ nhận được tất cả lượng nước cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, ngay cả khi thời tiết nóng bức.

Đến thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ uống từng ngụm nước khi trẻ khát. Tuy nhiên, đừng lạm dụng nó, nếu không bạn có thể khiến trẻ khiến trẻ quá no và như vậy sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ..

Sau sinh nhật đầu tiên, khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung và uống sữa nguyên kem, bạn có thể cho trẻ uống bao nhiêu nước tùy theo sở thích của trẻ. Từ thời điểm này trở đi, bạn có thể cho trẻ uống nước mỗi ngày.

Nếu em bé của bạn mới bắt đầu ăn thức ăn đặc, hãy bắt đầu với một vài ngụm nước từ cốc khi bé đang ăn. Điều này là để giúp trẻ có thể học cách uống bằng cốc và nước cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón do lượng phân của trẻ tăng lên. Mục đích của hoạt động này là để chúng làm quen với việc uống bằng cốc vì đây sẽ là cách uống chính của chúng từ 12 tháng trở đi.


Bạn không nên cho trẻ uống nước cho đến khi được khoảng 6 tháng tuổi
Bạn không nên cho trẻ uống nước cho đến khi được khoảng 6 tháng tuổi

2. Tại sao không an toàn khi cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi trở xuống uống nước?

Ở độ tuổi này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vừa là thức ăn vừa là thức uống cho bé. Đó là tất cả những gì họ cần, ngay cả trong thời tiết nắng nóng. Cho trẻ uống nước có thể làm trẻ uống ít sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn.

Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hoặc sữa công thức của trẻ. Nó cũng có thể khiến bụng của trẻ cảm thấy đầy, hạn chế ham muốn bú của trẻ.Vì vậy, trẻ đang bú không cần uống thêm nước.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, một em bé uống quá nhiều nước có thể phát triển một tình trạng được gọi là say nước. Khi đó, tình trạng này có thể gây ra co giật và thậm chí hôn mê. Nhiễm độc nước xảy ra khi quá nhiều nước làm loãng nồng độ natri trong cơ thể, làm đảo lộn sự cân bằng điện giải và khiến các mô sưng lên.

Một số dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc nước ở trẻ sơ sinh:

  • Nôn
  • Buồn ngủ và lơ mơ
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Nhiệt độ cơ thể thấp (<36,1°C)
  • Đi tiểu nhiều (6-8 tã ướt mỗi ngày)
  • Động kinh (co giật trên khuôn mặt, môi vỗ nhẹ, mắt cuộn lại, chuyển động của cánh tay và chân)

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy tìm kiếm trợ giúp y tế ngay cho con bạn.

3. Pha loãng sữa công thức với nước có được không?

Bạn đừng cố gắng pha loãng sữa công thức bằng cách pha loãng với nước. Bạn hãy tuân thủ cẩn thận hướng dẫn pha sữa và sử dụng lượng nước được khuyến nghị. Bởi vì, thêm quá nhiều nước vào sữa công thức của trẻ không chỉ có nguy cơ bị say nước mà còn có nghĩa là trẻ đang hấp thụ ít chất dinh dưỡng hơn mức cần thiết.


Tuân thủ cẩn thận hướng dẫn pha sữa công thức và sử dụng lượng nước được khuyến nghị
Tuân thủ cẩn thận hướng dẫn pha sữa công thức và sử dụng lượng nước được khuyến nghị

4. Phải làm gì nếu em bé của bạn bị mất nước?

Trong một số trường hợp, ví dụ như nếu con bạn bị cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột), bác sĩ có thể khuyên bạn cho con uống nước điện giải như Pedialyte hoặc Infalyte để giúp ngăn ngừa mất nước.

5. Nước uống của trẻ

Từ khoảng 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ nước máy đun sôi để nguội nhưng không được thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức của trẻ.

6. Khi thời tiết nóng bức, có nên cho trẻ uống nước không?

Trong thời tiết nóng bức, điều quan trọng là phải cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn hoặc bú bình. Nước thường không cần thiết cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng trừ khi được bác sĩ đề nghị.

Bé có thể muốn bú nhiều hơn bình thường khi thời tiết nóng bức nhưng trong thời gian bú của trẻ có thể sẽ ngắn hơn. Nếu bạn cho con bú, bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn uống đủ nước.

Để giúp bạn và bé thoải mái hơn trong thời tiết nóng bức:

  • Đặt khăn tắm, ga trải giường hoặc áo gối giữa bạn và em bé
  • Nằm cho con bú để giảm tiếp xúc với da
  • Con bạn được cung cấp đủ nước (đủ chất lỏng) nếu trẻ có 6 đến 8 chiếc tã ướt nhạt màu trong 24 giờ.

Cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn hoặc bú bình trong thời tiết nóng bức
Cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn hoặc bú bình trong thời tiết nóng bức

7. Nếu trẻ bị sốt thì nên làm như thế nào?

Nếu trẻ bị sốt, trẻ dưới 6 tháng và đang bú mẹ, bạn có thể phải cho trẻ bú thêm. Nếu trẻ dưới 6 tháng và bú sữa công thức, bạn có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ sữa công thức thường xuyên hơn. Không cung cấp nước trừ khi được bác sĩ khuyên.

Nếu bé lớn hơn 6 tháng, hãy tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình. Bạn có thể cho uống nước giữa các lần cho ăn. Điều quan trọng nhất cần kiểm tra là con bạn có uống đủ nước hay không.

8. Có nên cho trẻ sử dụng đồ uống khác ngoài nước không?

Bạn có thể đã được những người lớn tuổi trong nhà khuyên cho em bé mới sinh uống nước đường. Tuy nhiên, hành động này không được các cơ quan y tế chuyên nghiệp khuyến khích. Học viện Y khoa về Sữa mẹ và Cho con bú, cho biết: “Việc bổ sung nước đường trong những ngày đầu tiên có thể ảnh hưởng đến tần suất bé bú mẹ. Nếu bổ sung nhiều nước hoặc nước đường, trẻ sơ sinh có nguy cơ tăng bilirubin, giảm cân, thậm chí có thể bị giữ lại ở bệnh viện lâu hơn, và mắc chứng nhiễm độc nước tiềm ẩn.

Trên thực tế, một số bác sĩ cũng thường cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng nhỏ nước đường như một phương pháp giảm đau, đặc biệt khi chúng phải trải qua các thủ thuật ngắn, nhưng đau đớn, chẳng hạn như chích gót chân hoặc tiêm chủng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên Lancet, các chuyên gia khuyên rằng sucrose trong nước đường không phải là một biện pháp giảm đau hiệu quả. Nước hoa quả, nước ngọt và rượu bia không thích hợp cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Còn với đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê và nước tăng lực - và tất nhiên, rượu - không phù hợp với trẻ em ở mọi lứa tuổi.


Không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng đồ uống khác ngoài nước
Không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng đồ uống khác ngoài nước

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com, pregnancybirthbaby.org.au

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe