Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung vitamin gì?

Con ăn nhiều mà không tăng cân thường là do tình trạng kém hấp thu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vi chất dinh dưỡng, dẫn đến giảm hấp thu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất. Vậy trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì và bố mẹ cần làm gì để trẻ phát triển cân nặng hợp lý, thể chất khỏe mạnh?

1. Con không tăng cân phải làm sao?

Để giải quyết vấn đề trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì, bố mẹ cần lưu ý tăng cường cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ bắt kịp cân nặng tiêu chuẩn ở lứa tuổi của mình. Mỗi một độ tuổi cụ thể sẽ tương ứng với một khoảng trọng lượng nhất định. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ, các bậc phụ huynh có thể phải thay đổi chế độ ăn uống, thói quen hoặc điều kiện dinh dưỡng cho trẻ.

Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng chậm tăng cân, mức độ nghiêm trọng cũng như các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Hầu hết bệnh nhi suy dinh dưỡng, thấp còi mức nhẹ đến vừa được chăm sóc tại nhà với sự hỗ trợ của bác sĩ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần đến sự giúp đỡ của những chuyên gia trong các lĩnh vực khác, ví dụ như chuyên gia dinh dưỡng, chuyên viên vật lý trị liệu, y tá hoặc bác sĩ tâm lý.

Trường hợp suy dinh dưỡng nghiêm trọng, trẻ cần được nhập viện ngay từ ban đầu. Khi đó, chế độ ăn uống cũng như cân nặng của bé sẽ được các chuyên gia theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.


Bố mẹ cần tăng cường cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ đạt được cân nặng tiêu chuẩn ở độ tuổi của mình
Bố mẹ cần tăng cường cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ đạt được cân nặng tiêu chuẩn ở độ tuổi của mình

2. Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Đối với vấn đề con không tăng cân phải làm sao, liệu pháp dinh dưỡng là phương pháp điều trị chính được áp dụng cho bé. Mục tiêu của điều trị dinh dưỡng là giúp trẻ nhanh chóng đạt được số cân cần tăng, thường gấp 2 – 3 lần mức tăng bình thường so với các trẻ cùng trang lứa. Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung vitamin gì sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng dinh dưỡng hiện tại của bé, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, các chuyên gia sẽ đề nghị cho bé uống vitamin tổng hợp để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

2.1. Đối với trẻ sơ sinh

Bố mẹ có thể tăng lượng calo trong sữa mẹ bằng cách trích bớt một lượng sữa mẹ ra và thêm vào đó một tỷ lệ sữa bột. Điều này sẽ giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường calo trong sữa bột bằng cách hòa tan chúng với lượng nước ít hơn để tạo ra dung dịch sữa đậm đặc, hoặc bằng cách thêm vào các chất bổ sung calo, chẳng hạn như maltodextrin hoặc dầu ngô. Vì sự an toàn của trẻ sơ sinh, phương pháp bổ sung này nên được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

2.2. Đối với trẻ lớn

Ở các trẻ lớn hơn, lượng calo nạp vào có thể được tăng thêm bằng cách bổ sung phô mai, bơ, kem, sữa chua hoặc rau vào bữa ăn của bé hoặc cho bé sử dụng các loại đồ uống làm từ sữa giàu calo thay vì sữa tươi nguyên kem.

Trong thời gian kích thích nhịp độ tăng trưởng cần thiết cho trẻ, lượng calo và protein trẻ ăn vào quan trọng hơn sự đa dạng của thực phẩm. Trong các bữa ăn chính và bữa ăn phụ, bé nên dùng thức ăn đặc trước các chất lỏng. Bên cạnh đó, bé chỉ nên uống từ 120 - 240 ml nước ép trái cây nguyên chất, không đường mỗi ngày.

Các trẻ lớn nên ăn được thường xuyên (cách mỗi 2 - 3 giờ, không liên tục). Nếu có thể, hãy sắp xếp cho trẻ ba bữa chính và ba bữa phụ một cách phù hợp. Ngoài ra, bố mẹ nên canh giờ các bữa ăn phụ sao cho không ảnh hưởng đến các bữa ăn chính (ví dụ, thời điểm ăn nhẹ không nên nằm trong khoảng một giờ sau khi ăn, không nên cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ ngay lập tức khi trẻ chưa hoàn thành hết bữa chính). Các món ăn vặt lành mạnh có thể làm bữa phụ cho trẻ bao gồm bánh quy giòn, bánh pudding, sữa chua, rau củ, trái cây tươi, bơ đậu phộng, trứng luộc, phô mai. Bác sĩ cũng có thể đề nghị cho trẻ uống vitamin tổng hợp và vi chất bổ sung trong một số trường hợp.

3. Thay đổi thói quen và môi trường ăn uống giúp trẻ tăng cân

Những sự thay đổi trong thói quen và môi trường ăn uống có thể tạo hứng thú và giúp bé ăn nhiều hơn. Theo đó, tất cả các thành viên trong gia đình nên nhận thức được tầm quan trọng của những thay đổi này:

  • Trẻ nên được sắp xếp vị trí ngồi ăn sao cho phần đầu ngẩng lên và cảm thấy thoải mái. Bố mẹ nên tập cho trẻ tự ăn (ví dụ, cho trẻ giữ chai sữa hoặc cầm thức ăn trên tay).
  • Tránh làm xao nhãng trong thời gian trẻ ăn, chẳng hạn như mở TV, nghe điện thoại, mở nhạc lớn.
  • Hãy ấn định thời điểm của các bữa ăn theo một lịch nhất quán, không quan trọng vấn đề ai là người cho trẻ ăn.
  • Bữa ăn của trẻ cần phải có không khí thoải mái, vui vẻ. Nếu có thể, hãy cho trẻ ngồi ăn và trò chuyện cùng với các thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra, việc ăn cùng với mọi người cho phép trẻ có cơ hội quan sát cách người khác lấy thực phẩm và điều này sẽ khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh của trẻ.
  • Đừng nản chí nếu trẻ không muốn ăn những món mới. Nhiều trẻ có thể cần hơn 10 lần thử mới chịu ăn các loại thức ăn mới. Với những trẻ có thói quen ăn uống cứng nhắc (ví dụ như khi trẻ bị tự kỷ), trẻ có thể cần hơn 30 lần thử và thuyết phục trước khi chấp nhận các món ăn mới trong bữa ăn hàng ngày.
  • Không nên quá lo lắng về vấn đề con không tăng cân phải làm sao. Bố mẹ nên khuyến khích thay vì ép con ăn, không nên cho trẻ nhịn bữa như một hình phạt và ngược lại, không nên dùng các món ăn ngon như một phần thưởng khi trẻ làm việc gì đó đúng đắn.
  • Bạn nên khen khi thấy con ăn giỏi, nhưng không nên phạt khi bé không có biểu hiện tốt trong việc ăn uống.

Những sự thay đổi trong thói quen và môi trường ăn uống có thể tạo hứng thú và giúp bé ăn nhiều hơn
Những sự thay đổi trong thói quen và môi trường ăn uống có thể tạo hứng thú và giúp bé ăn nhiều hơn

4. Điều trị bệnh lý khiến con ăn nhiều mà không tăng cân

Đôi khi nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân bắt nguồn từ một số bệnh lý. Trong trường hợp này, trẻ cần phải được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán xem liệu trẻ có đang dị ứng với loại thức ăn nào đó hoặc có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hay không, để từ đó hướng dẫn phụ huynh xây dựng chế độ dinh dưỡng và ăn uống hợp lý.

Khi trẻ không thích một nhóm thực phẩm nào đó (ví dụ như nhóm các sản phẩm từ sữa), bố mẹ không nên tự ý loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống hàng ngày khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, vì điều này có nguy cơ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu vi chất. Trẻ suy dinh dưỡng sẽ chậm phát triển thể chất, sức đề kháng kém, dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng thông thường.

Bên cạnh đó, các vấn đề về rối loạn hành vi và thể chất cũng có thể khiến trẻ chậm tăng cân. Chẳng hạn như các trẻ gặp khó khăn khi nhai hoặc nuốt thức ăn sẽ không thể tiêu thụ đủ lượng calo cần thiết mỗi ngày.

5. Các vấn đề tâm lý xã hội

Trong một số trường hợp, trẻ chậm tăng cân liên quan đến các vấn đề xuất phát từ gia đình, chẳng hạn như không có đủ lượng thức ăn dự trữ, bố mẹ lo lắng thái quá về việc cho con ăn một số loại thực phẩm nhất định (ví dụ như các món ăn nhiều chất béo) hoặc bố mẹ mắc bệnh liên quan đến thể chất hoặc tâm lý (như nghiện rượu). Điều này sẽ gián tiếp gây ra tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo: nutifood.com.vn, hellobacsi.com,tudu.com.vn

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe