Trẻ bị tật đầu nhỏ, điều trị thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là tình trạng đầu của trẻ nhỏ hơn đáng kể so với trẻ cùng độ tuổi và cùng giới tính. Kích thước đầu là một trong số các chỉ số quan trọng để theo dõi sự phát triển của trẻ.

1. Bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ mắc chứng đầu nhỏ thường có kích thước não nhỏ hơn bình thường và có thể não phát triển bất bình thường. Mức độ mắc chứng đầu nhỏ có thể từ nhẹ đến nặng và có thể xuất hiện ngay khi trẻ sinh ra (bẩm sinh) hoặc sau này trong quá trình phát triển.

Chứng đầu nhỏ có thể xảy ra vì trong quá trình phát triển bào thai, não trẻ đã không phát triển đúng mức, hoặc ngừng phát triển sau khi sinh, dẫn đến kích thước đầu trẻ bị nhỏ. Chứng đầu nhỏ có thể mang tính tách biệt, nghĩa là có thể xảy ra mà không có dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nào, hoặc cũng có thể đi kèm với các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khác.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đầu nhỏ?

Trường hợp nhẹ, trẻ có đầu nhỏ nhưng không có vấn đề khác. Đầu của trẻ sẽ phát triển khi lớn lên. Tuy nhiên, nó sẽ vẫn nhỏ hơn so với những trẻ bình thường.

Một số trẻ có trí thông minh bình thường. Những trẻ khác có thể gặp vấn đề về học tập, nhưng không xấu đi khi trẻ lớn lên.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Các vấn đề về cân bằng và phối hợp
  • Chậm phát triển (trì hoãn ngồi, đứng, đi)
  • Gặp khó khăn về nuốt và ăn uống.
  • Nghe kém
  • Hiếu động thái quá (kém chú ý hoặc không ngồi yên được)
  • Co giật
  • Chiều cao thấp
  • Các vấn đề về ngôn ngữ
  • Các vấn đề về thị giác.

Trường hợp nhẹ, trẻ có đầu nhỏ nhưng không có vấn đề khác
Trường hợp nhẹ, trẻ có đầu nhỏ nhưng không có vấn đề khác

3. Chứng đầu nhỏ nghiêm trọng thế nào?

Chứng đầu nhỏ có thể do não trẻ không phát triển bình thường trong thai kỳ, hoặc bị tổn hại vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ mà không phát triển tiếp nữa. Trẻ mắc chứng đầu nhỏ có thể bị nhiều vấn đề khác, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng đầu nhỏ. Tính đến hiện tại, chứng đầu nhỏ được cho là có liên quan đến những vấn đề sức khỏe sau:

  • Co giật;
  • Chậm phát triển, ví dụ kém phát triển ngôn ngữ hoặc không đạt được các mốc phát triển bình thường (như ngồi, đứng và đi lại);
  • Khuyết tật trí tuệ (suy giảm khả năng học và các kỹ năng sinh hoạt thường ngày);
  • Các vấn đề về vận động và giữ thăng bằng;
  • Khó khăn về ăn uống, ví dụ khó nuốt thức ăn; suy giảm thính lực; ảnh hưởng thị lực.

Các vấn đề này có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ cho đến nghiêm trọng và thường kéo dài cả đời. Do khó có thể tiên lượng khi sinh về các vấn đề mà trẻ có thể mắc do chứng đầu nhỏ, nên trẻ bị chứng đầu nhỏ cần được kiểm tra y tế thường xuyên để theo dõi chặt chẽ về phát triển.

4. Điều trị tật đầu nhỏ ở trẻ như thế nào?


Điều trị tật đầu nhỏ ở trẻ như thế nào?
Điều trị tật đầu nhỏ ở trẻ như thế nào?

Chứng đầu nhỏ kéo dài cả đời và tới nay chưa có phương thức chữa trị dứt điểm hay điều trị tiêu chuẩn cho chứng đầu nhỏ. Trẻ mắc chứng đầu nhỏ ở mức độ nhẹ thường không gặp bất kỳ vấn đề nào trừ việc có kích thước đầu nhỏ, tuy vẫn cần được theo dõi kiểm tra thường xuyên. Trẻ mắc chứng đầu nhỏ nghiêm trọng sẽ cần được chăm sóc và điều trị, trọng tâm là các vấn đề y tế khác đi kèm như đã liệt kê ở trên.

Việc can thiệp, trị liệu sớm sẽ giúp trẻ mắc chứng đầu nhỏ, giống như trẻ mắc nhiều dị tật khác, cải thiện và phát huy tối đa khả năng thể chất và trí tuệ của trẻ. Trẻ có thể cần trị liệu ngôn ngữ, cơ năng, vật lý trị liệu - vận động và có thể cần được điều trị bằng thuốc để chống co giật và một số triệu chứng khác.

4.1 Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đầu nhỏ?

Không có cách chữa trị bệnh đầu nhỏ, nhưng có những phương pháp điều trị giúp phát triển, thay đổi hành vi và giảm co giật.

Nếu con của bạn có bệnh đầu nhỏ loại nhẹ, hãy cho trẻ đi khám thường xuyên để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Những trẻ bị nặng hơn cần phải điều trị suốt đời để kiểm soát triệu chứng như co giật, có thể đe dọa tính mạng. Bác sĩ sẽ thảo luận các phương pháp điều trị để giữ cho con bạn an toàn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

4.2 Xử lý dị tật đầu nhỏ ở trẻ như thế nào cho đúng?

  • Một trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ sẽ trải qua một quá trình kiểm tra bao gồm chụp não, các xét nghiệm để xác định nguyên nhân dị tật. Nếu bé sinh ra trong khu vực đang chịu ảnh hưởng từ virus Zika, bé cũng sẽ được xét nghiệm để xem có mắc phải virus này không. Bé cũng sẽ được kiểm tra thị lực và thính lực.
  • Một số trẻ sinh ra với chứng đầu nhỏ, đặc biệt là những bé sinh ra trong những gia đình vốn có nhiều người đầu nhỏ, thường không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe và phát triển hoàn toàn bình thường. Một số trẻ khác lại gặp nhiều trở ngại, chậm phát triển những kỹ năng nói, vận động và ăn uống. Dị tật này cũng dẫn tới những vấn đề về thị lực, thính giác, làm cho trẻ bị co giật và khiếm khuyết về trí tuệ. Theo các chuyên gia, quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân, từ đó họ sẽ có thể suy đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
  • Những bé sơ sinh bị đầu nhỏ cần được theo dõi sát sao trong năm đầu tiên để kiểm tra sự phát triển, để từ đó đưa ra những hỗ trợ cần thiết cho bé. Nhìn chung, bố mẹ của những trẻ mắc dị tật đầu nhỏ cần liên hệ với một hệ thống các chuyên gia bao gồm bác sĩ nhi, chuyên gia thần kinh học trẻ em, các chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ, thể chất và các kỹ năng...Nhưng trước hết và quan trọng nhất, bé cần được nuôi dưỡng trong một môi trường đầy tình thương yêu.

4.3 Chế độ sinh hoạt phù hợp


Nếu con bạn bị bệnh đầu nhỏ cần thận trọng với các lần mang thai sau này
Nếu con bạn bị bệnh đầu nhỏ cần thận trọng với các lần mang thai sau này

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đầu nhỏ?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh đầu nhỏ:

  • Tìm một đội ngũ chuyên gia đáng tin cậy. Bạn sẽ cần phải đưa ra các quyết định quan trọng về giáo dục và điều trị cho con mình.
  • Các chuyên khoa con bạn có thể yêu cầu bao gồm nhi khoa và chuyên khoa nhi phát triển, chuyên khoa truyền nhiễm, chuyên khoa thần kinh, nhãn khoa, di truyền học và tâm lý học.
  • Nếu con bạn bị bệnh đầu nhỏ cần thận trọng với các lần mang thai sau này. Tư vấn với bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh đầu nhỏ ở con bạn. Nếu nguyên nhân do di truyền, bạn và có thể cần nói chuyện với chuyên gia di truyền về nguy cơ đầu nhỏ trong các lần mang thai tiếp theo.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe