Trẻ bị chấn động sau ngã, va đập mạnh

Loại chấn thương đầu phổ biến nhất hay gặp ở trẻ đó là là chấn động sau ngã. Loại chấn thương này có thể khiến não bị tổn thương và thậm chí chảy máu não. Chấn động có thể bao gồm hoặc không bao gồm mất ý thức. Vậy phải làm gì khi trẻ bị chấn động sau ngã, va đập mạnh?

1. Chấn thương đầu ở trẻ em

Chấn thương đầu là bất kỳ loại tổn thương nào đối với da đầu, hộp sọ, não hoặc các mô và mạch máu khác ở đầu. Chấn thương đầu còn được gọi là chấn thương sọ não, tùy thuộc vào mức độ chấn thương. Chấn thương đầu có thể nhẹ như một vết sưng, bầm tím hoặc một vết cắt nhỏ trên da đầu. Đôi khi nó có thể là một chấn động, một vết cắt sâu, vết thương hở, vỡ xương sọ, chảy máu trong hoặc các tổn thương não nghiêm trọng. Chấn thương đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tàn tật và tử vong ở trẻ em.

Các loại chấn thương đầu ở trẻ bao gồm:

1.1 Chấn động não

Đây là một loại chấn thương đầu có thể khiến não trẻ không thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian ngắn. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến mất nhận thức hoặc thiếu tỉnh táo trong vài phút đến vài giờ. Trong nhiều trường hợp, có một số chấn động nhẹ và ngắn khiến các bậc cha mẹ còn không thể biết được chấn thương này đã xảy ra với con mình.

1.2 Tụ máu não

Tụ máu não hay còn gọi là vết bầm trên não là tình trạng xung huyết gây chảy máu và sưng bên trong não xung quanh khu vực mà đầu trẻ bị tác động bởi ngoại lực.

Trong một số trường hợp, một cơn có giật có thể xảy ra ở bên đối diệu của đầu do não va vào hộp sọ. Thương tích này có thể xảy ra do một cú đánh trực tiếp vào đầu, trẻ bị rung lắc dữ dội hoặc chấn thương xảy ra do tai nạn xe cơ giới. Sự va đập của não đối với các thành bên của hộp sọ có thể gây rách lớp niêm mạc, các mô và mạch máu bên trong não.


Tụ máu não hay còn gọi là vết bầm trên não là tình trạng xung huyết gây chảy máu và sưng bên trong não xung quanh khu vực mà đầu trẻ bị tác động bởi ngoại lực
Tụ máu não hay còn gọi là vết bầm trên não là tình trạng xung huyết gây chảy máu và sưng bên trong não xung quanh khu vực mà đầu trẻ bị tác động bởi ngoại lực

1.3 Gãy xương sọ

Gãy xương sọ là tình trạng xương sọ bị vỡ do những tác động từ phía bên ngoài như bị đánh, va vào đầu vào tường hoặc các vật cứng khác. Có 4 loại gãy xương sọ chính, bao gồm:

  • Gãy xương sọ tuyến tính: Là tình trạng gãy xương sọ nhưng xương không có sự xê dịch hoặc di chuyển. Trẻ có thể được theo dõi chặt chẽ trong bệnh viện trong khoảng thời gian ngắn. Bé cũng có thể trở lại trạng thái bình thường trong vài ngày mà thông thường không cần đến sự can thiệp của các bác sĩ.
  • Gãy xương sọ suy nhược: Với các vết gãy này, một phần của hộp sọ sẽ bị lõm vào tại nơi xương bị gãy. Điều này có thể xảy ra khi có hoặc không có các vết thương hở trên da đầu. Nếu phần bên trong của hộp sọ đè lên não, loại gãy xương sọ này cần được phẫu thuật để điều chỉnh lại, tránh gây chèn ép lên não.
  • Gãy xương sọ do tâm trương: Là những vết gãy xảy ra dọc theo các đường khâu trong hộp sọ. Đây là những đường răng cưa giữa các mảng xương sọ với nhau và sẽ hợp nhất lại khi trẻ lớn lên. Những chấn thương não có thể khiến các đường răng cưa này tách rộng ra hơn so với bình thường. Loại gãy xương sọ do tâm trương chỉ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Gãy xương sọ nền: Đây là tình trạng gãy xương ở đáy hộp sọ. Gãy xương sọ nền có thể là một loại gãy xương sọ nghiêm trọng. Trẻ bị gãy xương kiểu này thường xuất hiện các vết bầm tím quanh mắt hoặc vết bầm sau tai. Dịch cũng có thể chảy ra từ mũi hoặc tai của bé. Điều này là do một phần của vỏ não bị rách. Một đứa trẻ bị gãy xương sọ nền có thể cần được theo dõi chặt chẽ trong bệnh viện trong khoảng thời gian dài, ít nhất cho đến khi các triệu chứng của tình trạng này được cải thiện.

2. Chấn động não ở trẻ là gì?

Chấn động não xảy ra khi trẻ gặp phải một chấn thương kín liên quan đến vùng đầu. Nghĩa là một chấn thương mà vật tác động không đâm xuyên qua hộp sọ gây ra sự thay đổi hoạt động bình thường của não. Vết thương có thể do một cú đánh mạnh, do ngã hoặc thậm chí chỉ cần một số rung lắc mạnh cũng có thể khiến não trẻ bị chấn động do hộp sọ chưa đủ cứng cáp để chịu được lực tác động từ bên ngoài.

Trẻ bị chấn động có thể mất ý thức hoặc có vấn đề về thị lực, trí nhớ hoặc khả năng giữ thăng bằng. Điều này nghe có vẻ khá đang sợ nhưng trong hầu hết các trường hợp, những tác động này thường là nhỏ, mang tính tạm thời và trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn sau đó.

Khi trẻ bị ngã đập đầu vào tường có thể bị chấn động não hoặc không. Vậy làm cách nào để các bậc cha mẹ hay người trông giữ trẻ biết được trẻ có bị chấn động não hay không? Trong trường hợp mắc phải những vấn đề liên quan đến não bộ, bé có thể biểu hiện một hoặc một số triệu chứng ban đầu bao gồm:

  • Mất ý thức
  • Buồn ngủ, mơ màng
  • Chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Nôn mửa
  • Cáu gắt, khóc nhiều
  • Dịch chảy ra từ mũi, miệng và tai, có thể trong suốt hoặc kèm theo máu.

Nếu bé ngã đập đầu vào tường hay một vật sắc nhọn nào đó và bắt đầu thở không đều, co giật hoặc bất tỉnh, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Không được di chuyển cơ thể của bé trừ trường hợp nếu tiếp tục nằm ở đó bé sẽ gặp các tổn thương khác. Thực hiện hô hấp nhân tạo ngay nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở. Trong trường hợp vết thương hở và chảy máu hãy băng vết thương bằng vải sạch để cầm máu.


Khi trẻ bị ngã đập đầu vào tường có thể bị chấn động não hoặc không
Khi trẻ bị ngã đập đầu vào tường có thể bị chấn động não hoặc không

3. Khi nào các bậc cha mẹ nên gọi cho bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ bất tỉnh, hãy lập tức gọi xe cấp cứu. Đôi khi, chỉ một va chạm nhẹ cũng có thể khiến não gặp phải những tổn thương nghiêm trọng.

Các bậc cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám ngay lập tức nếu bé bị ngã đập đầu vào tường hay các vật cứng khác và một hoặc hai ngày sau đó bé có những biểu hiện sau:

  • Trẻ nôn mửa liên tục. Trẻ có thể cảm thấy buồn nôn và nôn sau khi ngã tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài liên tục sau đó mà không có dấu hiệu ngừng lại, đó có thể là dấu hiệu của một tổn thương não nghiêm trọng.
  • Trẻ có vẻ buồn ngủ bất thường vào ban ngày hoặc không thể đánh thức khi bé ngủ ban đêm. Các bậc cha mẹ hãy thử đánh thức trẻ vài lần vào đêm đầu tiên sau khi bé bị ngã để đảm bảo trẻ có thể tỉnh dậy một cách bình thường.
  • Trẻ biểu hiện thể trạng yếu ớt hoặc luôn cảm thấy bối rối, gặp phải vấn đề với khả năng phối hợp, tầm nhìn hoặc khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Nếu sau ngã đập đầu trẻ nôn mửa liên tục, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay
Nếu sau ngã đập đầu trẻ nôn mửa liên tục, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay

4. Những chấn động có thể gây tổn thương não bộ vĩnh viễn không?

Trong một số trường hợp hiếm gặp những chấn động dù không quá mạnh cũng có thể gây ra tổn thương não bộ vĩnh viễn ở trẻ. Bên cạnh đó, những chấn động xảy ra liên tiếp, chẳng hạn chấn động thứ hai xảy ra trước khi triệu chứng của cơn chấn động đầu tiên kết thúc có thể nguy hiểm, gây tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy nếu trẻ mới bị ngã khiến não bị chấn động tới mức bất tỉnh, các bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ của bé nên theo dõi bé cẩn thận hơn trong vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần sau đó.

Chấn thương đầu là bất kỳ loại tổn thương nào đối với da đầu, hộp sọ, não hoặc các mô và mạch máu khu vực gần đầu. Chấn thương đầu ảnh hưởng đến nào được gọi là chấn động não. Nguy cơ chấn động não cao hơn và thường xảy ra và những tháng mùa xuân hoặc mùa hè khi trẻ hiếu động và tham gia nhiều hoạt động ngoài trời như đi xe đạp, trượt patin hoặc trượt ván.... Trẻ em chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền cũng có nguy cơ bị chấn động não cao hơn do đó các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý khi cho con mình tham gia những hoạt động thể dục thể thao nêu trên.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, health.harvard.edu

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe