Trẻ 6 tháng ăn gì để tăng cân?

Chỉ số cân nặng của trẻ là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các bậc phụ huynh, cân nặng sẽ thay đổi theo từng độ tuổi và phản ánh chân thực nhất tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Sáu tháng tuổi cũng là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với quá trình ăn dặm, vậy trẻ 6 tháng nên ăn dặm những gì để tăng cân đạt chuẩn?

1. Cân nặng của bé 6 tháng cần đạt?

Trước khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng hoặc tìm hiểu về việc trẻ 6 tháng nên ăn dặm những gì để tăng cân thì các bậc cha mẹ cần xác định chỉ số cân nặng của con hiện tại đang ở đâu. Dựa vào số liệu cung cấp từ bảng chiều cao, cân nặng chuẩn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cân nặng của một em bé 6 tháng tuổi sẽ được phân ra theo từng mức độ, thuộc từng giới tính khác nhau:

  • Đối với bé trai 6 tháng tuổi: Cân nặng chuẩn của bé cần đạt được là 7,9kg. Trong khi đó nếu ở độ tuổi nhưng bé nặng dưới 6,4kg được gọi là suy dinh dưỡng và bé được xếp vào nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng khi cân nặng của nhỏ hơn 7,1kg.
  • Tương tự đối với bé gái, cân nặng chuẩn của bé 6 tháng tuổi là 7,3kg, nếu bé nặng dưới 5,8kg được gọi là suy dinh dưỡng và bé sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao khi cân nặng nhỏ hơn 6,4kg.

Xem ngay: Các loại thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng

2. Trẻ 6 tháng nên ăn dặm những gì để tăng cân?

Nếu trẻ không đạt được cân nặng chuẩn ở lứa tuổi này thì điều mà các bậc cha mẹ rất quan tâm đó là trẻ 6 tháng ăn gì để tăng cân và xây dựng thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng như thế nào là khoa học và tốt nhất cho con.


Giải đáp trẻ 6 tháng ăn gì để tăng cân
Giải đáp trẻ 6 tháng ăn gì để tăng cân

2.1. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ 6 tháng tuổi

Các bậc cha mẹ cần lưu ý đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa là thức ăn chính cho trẻ chứ không phải là thức ăn ăn dặm. Nguồn dinh dưỡng chính trẻ nhận được để phát triển trong giai đoạn trước 1 tuổi là từ sữa, trẻ chỉ nhận được một phần dinh dưỡng rất ít từ việc ăn dặm.

Khi trẻ được 6 - 9 tháng tuổi là thời kỳ trẻ đang tập làm quen với thức, do đó lượng ăn khuyến cáo cho trẻ là rất ít vì cơ thể bé cần đang cần có thời gian để làm quen. Các bậc phụ huynh đừng quá ám ảnh việc trẻ 6 tháng ăn gì để tăng cân vì bé có thể ăn rất rất ít, điều này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng mà bé nhận được nếu bé vẫn uống sữa đầy đủ.

Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, đối với trẻ từ 6-9 tháng, lượng thức ăn ăn dặm chỉ nên chiếm 30% nguồn dinh dưỡng cho cơ thể trẻ. Cụ thể lượng ăn theo khuyến cáo là khoảng 100ml mỗi ngày, chỉ bằng khoảng 1 chén cháo con với các thành phần như:

  • Cháo: 50-80ml;
  • Rau củ: 20-30ml;
  • Đạm: 10-15ml.

Nếu bố mẹ chỉ tập trung vào vấn đề bé 6 tháng nên ăn gì mà bỏ quên nguồn sữa hoặc cho bé uống ít sữa lại là hoàn toàn sai lầm, điều này không những khiến bé không thể tăng cân mà còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất nếu uống sữa quá ít. Trẻ 6 tháng tuổi vẫn cần được tiếp tục cho bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3 - 5 lần một ngày, không nên dùng sữa bò cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Hầu hết các bé từ 6-12 tháng đều tăng cân chậm lại do bé đã bắt đầu biết vận động nhiều hơn, thích hóng chuyện và khám phá mọi thứ xung quanh nhiều hơn là ăn uống. Trong 6 tháng đầu đời bé rất ít vận động và khám phá nên đã tích lũy rất nhiều năng lượng cho thời kỳ phát triển tiếp theo, vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng, không nên ép bé ăn dặm thật nhiều để tăng cân vì điều này còn có thể gây ra những tổn thương cho hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ biếng ăn, hình thành tâm lý sợ ăn.

Xem ngay: Lưu ý khi cho trẻ 6 tháng ăn dặm

2.2. Thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng

Đây là giai đoạn làm quen với việc ăn dặm, vì vậy sau khi bé đã được thử nhiều loại bột ngũ cốc khác nhau, phụ huynh có thể bắt đầu kiểm tra sự dung nạp của cơ thể trẻ đối với các loại loại củ, quả tươi được hầm nhừ, nên thử 1 loại/lần, sau đó chờ 2 - 3 ngày để kiểm tra tình trạng dị ứng có xuất hiện hay không. Nên bắt đầu với loại rau củ thông thường như: đậu xanh, khoai tây, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, củ cải đường... và các loại trái cây như: chuối, táo ,đào, dưa... Nên cân nhắc lượng trái cây và hoa quả khi cho trẻ ăn, bên cạnh đó độ đặc của thức ăn có thể được tăng lên dần dần.

Thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân cần chế biến thành dạng lỏng, mềm để trẻ có thể nuốt và tiêu hóa dễ dàng, cần chọn lọc thành phần dinh dưỡng sao cho cân bằng giữa các nhóm chất đường bột, đạm, béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Những chất dinh dưỡng quan trọng cần có trong các món cháo ăn dặm của trẻ 6 tháng là: canxi, sắt, vitamin A/C/D, axit béo Omega 3 từ các loại thực phẩm như:

  • Ngũ cốc: sử dụng bột ngũ cốc để nấu cháo loãng hoặc sử ngũ cốc ăn dặm đã được chế biến sẵn;
  • Đạm: sử dụng nước luộc thịt để nấu cháo, sau đó có thể thay thế bằng thịt xay nhuyễn bao gồm các loại thịt bò, heo, gà, cá, tôm, lòng đỏ trứng...;
  • Chất béo: Bên cạnh chất béo từ các loại thịt, cha mẹ có thể thêm 1 thìa cà phê dầu thực vật vào bột hoặc cháo;
  • Chất xơ: thêm rau củ quả và trái cây vào các món ăn dặm, với những trái cây dạng mềm có thể nghiền cho trẻ ăn, trái cây cứng có thể ép nước để uống, các loại rau củ quả nên xay nhuyễn rồi trộn cùng cháo để tăng thêm màu sắc, hương vị và dinh dưỡng.

Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu đối với trẻ 6 tháng tuổi muốn tăng cân.


Thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân cần chế biến thành dạng lỏng
Thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân cần chế biến thành dạng lỏng

3. Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi tăng cân

Khi chế biến các thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không thêm nước lạnh khi đang nấu cháo: vì nước lạnh có thể khiến hạt gạo bị trương lên, dinh dưỡng bị hòa tan, mất nhiều thời gian nấu hơn hơn và giảm hương vị thơm ngon của cháo; cha mẹ chỉ nên nấu một số lượng cháo phù hợp với sức ăn của bé 6 tháng tuổi, không nấu quá nhiều hoặc hâm nhiều lần trong ngày.
  • Không nêm gia vị: phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ không nên thêm gia vị vào các món ăn dặm cho 6 tháng tuổi vì lúc này cơ thể trẻ vẫn chưa thể phát triển hoàn thiện để hấp thu được muối, mặt khác lượng muối trẻ cần vô cùng nhỏ (1 – 2g muối/ngày) mà sữa mẹ đã có sẵn và phù hợp với nhu cầu của cơ thể trẻ. Việc nêm nhiều gia vị khi bắt đầu ăn dặm có thể gây tổn thương thận đồng thời tạo thói quen ăn uống không tốt khi trẻ lớn lên. Thay vào đó cha mẹ có thể sử dụng các loại gia vị tự nhiên như gừng, quế, bạc hà, tiêu, tỏi ở mức độ vừa phải.
  • Không rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để ở nhiệt độ phòng vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm hỏng thực phẩm, dễ bị ngộ độc và tiêu chảy khi ăn ngoài ra còn làm chất dinh dưỡng bị bốc hơi, giảm độ tươi ngon. Cha mẹ nên rã đông bằng cách để xuống ngăn mát tủ lạnh, tuy mất nhiều thời gian nhưng giữ được độ tươi ngon của thực phẩm.

Trẻ 6 tháng là khoảng thời gian bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, tuy nhiên với trẻ dưới 1 tuổi thì thức ăn chính vẫn là sữa. Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe