Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Khi được 30 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng kiểm soát tốt hành động cử chỉ của mình. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần có sự hỗ trợ của người lớn, chẳng hạn như khi trẻ muốn tự chải răng, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ ... Ở độ tuổi này hệ thống xương của trẻ đã chắc khoẻ hơn nên trẻ có thể giữ thăng bằng một chân và tự chạy nhảy suốt ngày.
1. Phát triển thể chất và vận động bé 30 tháng
Trẻ 30 tháng tuổi cao bao nhiêu và nặng bao nhiêu là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh? Khi được hai tuổi rưỡi, sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ cũng tăng dần theo thời gian, cụ thể là:
- Bé trai: Chiều cao - 91,3cm, cân nặng - 13,3 kg
- Bé gái: Chiều cao - 90,3cm, cân nặng - 13 kg
Ở độ tuổi này, trẻ có thể nhảy lên nhảy xuống bằng 2 chân khỏi sàn và đi xuống cầu thang. Thậm chí trẻ có thể tự mình đạp một chiếc xe ba bánh.
Trạng thái thăng bằng của bé 30 tháng cũng có thể được cải thiện và điều này sẽ cho phép trẻ chạy trong khi tránh chướng ngại vật trên đường đi. Với sự linh hoạt và kiểm soát tay và chân của trẻ tốt hơn trong giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý vào các hoạt động của con để tránh những ảnh hưởng cho trẻ như: vấp, ngã,...
Trẻ 30 tháng còn biết làm gì khi ở độ tuổi này? Khi bé 30 tháng tuổi, trẻ có thể thực hiện các thao tác cắt, gấp giấy, vẽ nguệch ngoạc. Các nút và khóa kéo không phải là vấn đề đối với trẻ cũng như việc xoay cổ tay để mở nắp trên chai.
Một số lời khuyên:
- Đảm bảo môi trường chơi của trẻ đúng cách để giữ an toàn cho trẻ.
- Thiết lập các khóa học vượt chướng ngại vật nhỏ ở nhà với leo trèo và bò qua các khu vực để giúp trẻ tiêu tốn năng lượng cho các quá trình hoạt động.
- Công viên và sân chơi là địa điểm tuyệt vời để trẻ chạy nhảy, khám phá và leo trèo mà vẫn đảm bảo an toàn. Cha mẹ chỉ cần quan sát trẻ thật kỹ và nhắc nhở chúng coi chừng những đứa trẻ lớn hơn.
- Hãy hướng dẫn trẻ cách biết thu dọn và làm sạch đồ chơi sau khi chơi
3. Phát triển cảm xúc
Ở giai đoạn trẻ được 30 tháng tuổi, trẻ dần dần bắt đầu thích chơi với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, có thể sẽ xảy ra một số vấn đề về đấu tranh và chia sẻ trong quá trình trẻ chơi với các trẻ khác. Khi đó, trẻ có thể sẽ bị thất vọng và đôi khi trẻ sẽ không muốn chơi chung mà sẽ tự chơi một mình.
Trẻ ở giai đoạn này là một phần của thời kỳ phát triển toàn diện, trẻ vẫn sẽ tìm cách nào đó để thể hiện cảm xúc của mình. Cha mẹ có thể nhận thấy đây là giai đoạn khá khó khăn và bực bội, nhưng hãy kiên nhẫn để hướng dẫn trẻ theo chiều hướng tích cực. Nếu trong thời điểm này, cha mẹ bực tức với con thì sẽ khiến cho trẻ bị thất vọng.
Mặc dù vậy, cha mẹ vẫn có thể thấy được một số thay đổi của trẻ cũng như tìm cách giải quyết để trẻ vượt qua những thay đổi tiêu cực hay nỗi sợ hãi. Chẳng hạn như trẻ có thể bị sợ hãi nếu phải ở một mình trong bóng tối...
Những thay đổi trong thói quen của trẻ có thể là thử thách đối với trẻ. Nhưng nó lại là điểm cộng thông qua sự cố gắng của trẻ ở giai đoạn mà trẻ bắt đầu tự điều chỉnh hành vi của mình để có thể phân biệt được giữa đúng và sai.
Một số lời khuyên:
- Bạn có thể cho trẻ bắt kịp với các bạn cùng tuổi trong một buổi vui chơi, nhưng hãy chú ý trong trường hợp con bạn cần bạn giải quyết tình huống.
- Chơi trong cùng một nhóm giúp con bạn thoải mái hơn.
- Hãy khích lệ và tham gia cùng với trẻ
- Nên khuyến khích trẻ tự giới thiệu với bạn bè của chúng về tên và thông tin khác.
- Khuyến khích chơi giả vờ hay đóng vai các nhân vật mà trẻ yêu thích. Điều này không chỉ thú vị mà còn giúp phát triển khiếu hài hước của trẻ.
- Khen ngợi trẻ khi trẻ làm tốt mọi việc. Hãy cố gắng khích lệ hơn là chỉ huy trẻ.
- Hãy lắng nghe trẻ khi chúng có điều gì muốn nói vì điều đó khiến chúng cảm thấy mình có vị trí quan trọng và được yêu thương.
- Hãy nhẹ nhàng sửa sai cho chúng mắc lỗi. Sau tất cả, chúng vẫn đang tìm hiểu sự khác biệt giữa những gì đúng và những gì sai.
4. Phát triển ngôn ngữ và lời nói
Tại thời điểm trẻ 30 tháng tuổi biết những gì? Trẻ có thể phân biệt sự khác nhau giữa những từ đơn đối lập nhau chẳng hạn như: “nóng” và “lạnh”, “lên” và “xuống”.
Sự thay đổi lớn nhất trong giai đoạn phát triển này của trẻ là đang dần dần phát triển từ câu trả lời một từ thành một cụm từ ngắn và trẻ thành thạo hơn trong việc sử dụng từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh.
Một số lời khuyên:
- Khi đọc, hãy để trẻ tập nói đi nói lại theo bạn. Phát âm rõ ràng từng từ và yêu cầu bé theo dõi khi bạn phát âm một từ nào đó. Bạn có thể đọc với các âm khác nhau.
- Bạn nên chọn những cuốn sách có rất nhiều đại từ. Đây sẽ là một cách tuyệt vời để dạy trẻ cách giao tiếp.
- Flashcards hình ảnh có thể giúp nâng cao vốn từ vựng của trẻ đồng thời giúp trẻ dễ nhớ và dễ tiếp thu.
- Tiếp tục giao tiếp với trẻ trong thời gian này. Liên tục tìm mọi phương pháp để giúp trẻ nâng cao vốn từ vựng của mình
- Hãy kiên nhẫn khi trẻ đặt câu hỏi. Trẻ sẽ cực kỳ tò mò trong thời gian này
Mặc dù một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc học từ, nhưng phần lớn, bạn sẽ nhận thấy sự phát triển trong vốn từ vựng của mình. Tuy nhiên, nếu từ vựng của con bạn vẫn giữ nguyên trong vài tháng hoặc trẻ 30 tháng tuổi chậm nói, thì có thể dẫn trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Ba mẹ luôn luôn nhớ kiên nhẫn và khuyến khích trẻ. Không nên so sánh thành tích trẻ với các bạn cùng lứa. Thay vào đó, hãy làm cho trẻ cảm thấy mọi thứ khá dễ dàng để tạo niềm hứng thú cho trẻ.
5. Sức khỏe và dinh dưỡng
Trẻ ở độ tuổi này cần phải đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm. Đồng thời cũng phải đảm bảo cả số lượng bữa ăn của trẻ. Cụ thể là trong một ngày trẻ sẽ có 3-4 bữa chính, cùng kết hợp với 1-2 bữa phụ.
Bữa chính của trẻ sẽ bao gồm các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng chẳng hạn như thịt, cá, trứng, tôm, rau xanh các loại. Sử dụng các axit béo không bão hòa nhiều nối đôi trong bữa ăn của trẻ giúp cho quá trình phát triển trí não của trẻ được tốt hơn. Bữa phụ của trẻ có thể là sữa công thức, hay các sản phẩm được là từ sữa như sữa chua, phomai, váng sữa... Hơn nữa, ăn sữa chua mỗi ngày còn có tác dụng giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn, ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, nếu ở độ tuổi này cha mẹ không quan tâm đến chế độ ăn của trẻ thì việc trẻ mắc béo phì có thể sẽ xảy ra. Do đó, chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần được thiết lập rất cẩn thận và kỹ lưỡng. Đồng thời không nên đưa lượng chất béo vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ vượt quá 30% so với năng lượng khẩu phần trong một ngày. Thêm vào đó, hãy cho trẻ ăn nhiều sữa ít béo hay nhiều thực phẩm như cá, đậu, rau quả,... Đặc biệt không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi để tránh gia tăng mắc tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.
Ba mẹ nên quản lý chặt chẽ việc chăm sóc răng miệng của trẻ cũng như hạn chế không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn ngọt như kẹo, bánh ngọt đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Ba mẹ hãy tập cho con thói quen sinh hoạt lành mạnh cùng với những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất, tinh thần cũng như trí tuệ của trẻ.
Trẻ 30 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: whattoexpect.com, sg.theasianparent.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong