Trẻ 19 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Giống như mọi hoạt động sống hằng ngày, như giấc ngủ, chơi đùa, việc ăn uống ở trẻ 19 tháng tuổi là một quá trình tập luyện tốn nhiều thời gian và công sức. Theo đó, cha mẹ cần có hiểu biết về vấn đề này, không chỉ đơn thuần là cung cấp hỗn hợp các loại thực phẩm vào cơ thể trẻ mà còn cần phải đảm bảo chúng là thích hợp và cân đối dinh dưỡng cho trẻ.

1. Chế độ dinh dưỡng ở trẻ 19 tháng tuổi

Tại giai đoạn trẻ được 19 tháng tuổi, trẻ cần được chăm sóc với lịch trình năm bữa một ngày, với ba bữa chính và hai bữa phụ cùng ít nhất một cữ 400ml sữa nguyên kem hoàn toàn. Trẻ có thể uống ít hơn lượng sữa 400ml nếu mẹ vẫn còn cho con bú. Thực tế, các mẹ không nên quá lo lắng nếu vẫn còn cho con bú trong giai đoạn này. Nếu việc này có hiệu quả với cả mẹ và em bé thì hãy tiếp tục duy trì bao lâu tùy thích. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị tất cả trẻ em được bú sữa mẹ tới hai năm hoặc lâu hơn nữa nếu còn có thể.

Một ví dụ cho thực đơn một ngày của trẻ 19 tháng tuổi như sau:

  • Bữa sáng: 1 cốc ngũ cốc, 1⁄2 cốc sữa nguyên kem, 1⁄4 chén trái cây cắt nhỏ
  • Bữa ăn phụ sáng: 1 cốc sữa chua
  • Bữa trưa: 1 chén nhỏ rau củ nghiền, 1 chén nhỏ cơm, 1 quả trứng chiên, 1⁄2 cốc sữa nguyên kem
  • Bữa ăn phụ chiều: 1 lát bánh mì phết phô mai
  • Bữa tối: 1 chén nhỏ mì ống, 1⁄4 chén nước sốt cà chua, 1 miếng thịt gà cắt nhỏ, 1⁄2 cốc sữa nguyên kem

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu em bé còn bú bình sữa, trẻ có thể bị sâu răng. Ở tuổi này, trẻ đã có khả năng sử dụng cốc và cha mẹ không nên cho bé bú bình. Song song đó, việc kiểm tra nha khoa mỗi 6 tháng là cần thiết không chỉ trong suốt thời thơ ấu mà còn giúp hình thành một thói quen tốt cho trẻ nhỏ trong tương lai. Nếu cha mẹ phát hiện ra những mảng màu nâu trên răng của trẻ thì cần đưa con đến gặp nha sĩ vì chúng có thể là sâu răng.

2. Yêu cầu dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi

Tất cả các bữa ăn trong ngày, trong tuần của trẻ cần được lên kế hoạch trước, từ bữa ăn chính đến các cữ phụ. Theo đó, các mẹ phải tốn rất nhiều suy nghĩ về câu hỏi bé 19 tháng tuổi ăn gì. Tuy nhiên, câu trả lời giản đơn là đa dạng các loại thực phẩm như bữa ăn hằng ngày của gia đình và vẫn phải đảm bảo đầy đủ và cân bằng các nhóm dinh dưỡng cho trẻ như sau:

2.1. Carbohydrate

Đối với trẻ em, carbohydrate được hiểu là tất cả mọi thứ mà chúng cần để giữ mức năng lượng cao cho phép chúng chạy nhảy, chơi đùa xung quanh nhà, lớp học và có thể tham gia vào bất cứ hoạt động thể chất nào mà chúng muốn.

Theo đó, trong mỗi bữa ăn chính, lượng carbohydrate cần cho trẻ là thông qua một chén nhỏ cơm, cháo hay một cặp bánh mì sandwich.

2.2. Protein

Sự tăng trưởng thể chất thực tế của một đứa trẻ tại thời điểm 19 tháng tuổi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thực phẩm chứa protein mặc dù nhu cầu hàng ngày có thể không nhiều như người lớn thường nghĩ.

Dựa trên chế độ ăn uống của gia đình, lượng protein dành cho trẻ trong mỗi bữa chính cần phải được điều chỉnh dưới dạng phù hợp như một miếng thịt gà, một lát phile cá hay đơn giản là một quả trứng.

2.3. Chất béo

Nguồn chất béo cho trẻ 19 tháng tuổi khá dễ dàng được hấp thụ thông qua các cữ sữa nguyên kem, các loại chế phẩm từ sữa như bánh, kem, phô mai. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm chất béo vẫn có thể cần thiết nếu bữa ăn của trẻ chỉ là cháo, súp. Mẹ nên cho thêm một nửa thìa dầu ăn vào mỗi bát thức ăn để đảm bảo trẻ có đủ lượng chất béo cần thiết.


Bạn có thể bổ sung chất béo cho trẻ 19 tháng biếng ăn bằng các chế phẩm từ sữa
Bạn có thể bổ sung chất béo cho trẻ 19 tháng biếng ăn bằng các chế phẩm từ sữa

2.4. Sắt

Thiếu máu ở trẻ em do thiếu sắt là một nguyên nhân thường gặp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Việc bổ sung chất sắt với các hình thức khác nhau rất được khuyến khích vì trẻ em thường không còn được bú mẹ ở độ tuổi này và bữa ăn chưa đảm bảo đủ dưỡng chất.

Mặc dù trẻ có thể được uống thêm các chế phẩm dược phẩm chứa sắt, nguồn thực phẩm tự nhiên giàu chất sắt vẫn nên được ưu tiên hơn như thịt đỏ, trứng, sữa hay các loại rau lá có màu xanh đậm.

2.5. Vitamin tổng hợp

Nếu trẻ được cung cấp một chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, trẻ sẽ nhận được các nhóm sinh tố cân bằng. Tuy nhiên, ở trẻ 19 tháng biếng ăn hay trẻ mắc các bệnh lý mạn tính, nguồn vitamin tổng hợp sẽ là các lựa chọn thay thế. Tuy vậy, liều lượng của các sản phẩm bổ sung này cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ nhi khoa nhằm phù hợp với cân nặng và tình trạng thiếu hụt vitamin ở trẻ.

2.6. Natri

Việc bổ sung natri quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến tim và hai quả thận non nớt của trẻ. Trong khi đó, nếu vắng mặt chất natri, tức muối ăn, lại có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể trẻ. Tuy nhiên, so với người lớn, việc nêm nếm cho trẻ cần phải nhạt hơn nhưng vẫn có thể có một ít hương vị khác giúp trẻ có những trải nghiệm hứng thú về vị giác.

2.7. Chất xơ

Sự thiếu hụt chất xơ là một trong những điều dễ gặp phải ở một đứa trẻ đang lớn vì hầu hết các trẻ đều không thích ăn rau hay trái cây.

Chính vì vậy, ngay từ lúc tập ăn và đang trong giai đoạn học hỏi vạn vật xung quanh, việc vừa học và vừa thưởng thức các loại rau củ sẽ giúp cung cấp lượng chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.

2.8. Nước

Khi đến 19 tháng tuổi, các kỹ năng hoạt động thể chất của trẻ đã phát triển toàn diện, như chạy, nhảy, múa, leo cầu thang. Do đó, nhu cầu nước uống mỗi ngày của trẻ cần được đảm bảo, nhất là khi trẻ ra nhiều mồ hôi và trong thời tiết nắng nóng.

Một số trẻ không thích uống nước lọc, vì không có mùi vị gì; lúc này cha mẹ có thể thay thế bằng sinh tố, nước trái cây hay kem lạnh cũng là một lựa chọn tuyệt vời.

3. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ 19 tháng

Giai đoạn trẻ 19 tháng, trẻ đã có một bộ răng sữa tương đối hoàn chỉnh, vì bé 19 tháng đã bắt đầu mọc răng hàm, và trẻ có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ 19 tháng cần được chú trọng song song với chế độ dinh dưỡng với các hướng dẫn như sau:

3.1. Tập thói quen đánh răng tốt

Đây là yếu tố quyết định cho sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai. Mặc dù thao tác của trẻ còn vụng về, trẻ vẫn có thể bắt chước cha mẹ nếu cha mẹ cũng có thói quen chăm sóc răng miệng tốt. Lúc này, mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ cách cầm bàn chải đúng cách và những thời điểm phải đánh răng cần thiết trong ngày.

3.2. Không nên ăn vặt

Hạn chế việc ăn vặt vào giữa các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là các loại đồ ăn nhẹ có đường. Đường gây ra nồng độ axit cao trong miệng nên có thể gây sâu răng. Trong khi đó, bộ răng sữa của trẻ vốn mềm yếu và rất dễ sâu răng.

Ngoài ra, lời khuyên trong việc lựa chọn thức ăn trong bữa phụ cho trẻ là tránh các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt. Đồng thời, sau mỗi bữa ăn, trẻ cần được đưa đi đánh răng, ít nhất là hai phút.


Mẹ nên tập cho bé 19 tháng tuổi thói quen đánh răng
Mẹ nên tập cho bé 19 tháng tuổi thói quen đánh răng

3.3. Phát hiện dấu hiệu sâu răng sớm

Cha mẹ cần đưa con đến nha sĩ nếu nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo sâu răng sữa sau đây:

  • Những đốm trắng nhỏ trên răng
  • Sưng mặt
  • Lỗ nhỏ trên men răng
  • Đau miệng
  • Răng nhạy cảm với nóng, lạnh hoặc đồ ngọt
  • Đau hoặc nhạy cảm khi nhai

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tích cực cho trẻ đi khám răng sáu tháng một lần. Để tránh cho trẻ sợ hãi, lo lắng, cần tạo tâm lý tin tưởng cho trẻ rằng công việc của nha sĩ là đếm răng và làm con có một nụ cười tươi sáng. Về lâu dài, trẻ không chỉ có một hàm răng khỏe đẹp mà còn sẽ được phát hiện sớm các dấu hiệu sâu răng, lệch hàm để kịp thời chỉnh sửa.

Tóm lại, khi được 19 tháng tuổi, trẻ đã nhận biết được khá nhiều về thế giới xung quanh và dần có những trải nghiệm thú vị trong ẩm thực. Hiểu biết những điều trên đây, cha mẹ sẽ xây dựng được các bữa ăn giàu dưỡng chất, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của con theo từng giai đoạn cũng như biết cách bảo vệ hàm răng sữa khỏe mạnh cho trẻ.

Để biết chế độ dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi hiện tại đã phù hợp hay chưa, bé thiếu những chất gì, cơ thể có cân bằng dinh dưỡng hay không, bạn nên cho bé khám sức khỏe tổng quát thường xuyên.

Ngoài ra, trẻ 19 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe