Trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn, phải làm gì?

Trẻ 19 tháng tuổi sẽ bắt đầu có những thay đổi đáng kể về thực đơn ăn uống và kỹ năng nhai. Do vậy, tình trạng biếng ăn rất phổ biến trong giai đoạn này và luôn là nỗi lo lắng cho nhiều cha mẹ. Vậy phải làm gì khi trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn?

1. Vì sao trẻ 19 tháng biếng ăn?

Các kỹ năng của trẻ phát triển rất nhanh và trẻ rất muốn tham gia vào mâm cơm cùng thành viên trong gia đình. Trẻ 19 tháng tuổi là giai đoạn đang học cách dùng thìa để xúc thức ăn, trẻ không còn uống nước bằng bình hay chai mà chuyển sang uống bằng cốc, trẻ đã mọc răng hàm để bắt đầu tập nhai. Bên cạnh đó, khi kỹ năng ngôn ngữ phát triển, trẻ sẽ đòi cha mẹ đồ ăn hoặc từ chối khi mẹ cho ăn. Trẻ đang dần trở nên độc lập hơn và điều đó đồng nghĩa với việc có những quyết định của riêng mình như từ chối một số món ăn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 19 tháng tuổi thường mắc hội chứng sợ đồ ăn mới nhưng lại giúp cho trẻ không ăn phải những loại thực phẩm có nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho cha mẹ lo lắng khi bé không chịu ăn. Các bé đều sẽ phải trải qua một giai đoạn biếng ăn nên việc bé 19 tháng tuổi lười ăn là chuyện rất bình thường. Tình trạng này thậm chí kéo dài đến khi 2 tuổi, lười ăn nên dẫn tới chậm lớn, chậm tăng cân.

2. Trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn phải làm gì?

Khi trẻ 19 tháng biếng ăn cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân. Trong thực đơn hàng ngày mẹ cần đảm bảo các nhóm thực phẩm chính như tinh bột, rau củ, các sản phẩm từ sữa và protein, trái cây tươi.

Tuy nhiên, dạ dày của trẻ vẫn còn rất nhỏ và chưa thể ăn được nhiều. Do vậy, cha mẹ hãy chia các món ăn dặm cho trẻ thành nhiều bữa phụ và các bữa chính trong ngày để đảm bảo trẻ không bị đói. Mỗi ngày, trẻ cần ăn đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ với các loại thực phẩm đa dạng và giàu chất dinh dưỡng.

Về thực đơn vào bữa trưa và tối cho trẻ 19 tháng tuổi, để con có thể làm quen với chế độ ăn đa dạng cha mẹ nên chuẩn bị cả món ăn mặn và ngọt. Các bậc phụ huynh hãy tự tay chế biến món ngọt cho bé bằng cách sử dụng những thực phẩm lành mạnh như sữa chua không đường, trái cây, bánh không đường. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và đường như kẹo ngọt hay bánh quy.

Ngoài ra, khi trẻ càng lớn thì khả năng tập trung và ngồi yên càng giảm đi. Lúc này, cha mẹ hãy tạo không gian ăn uống yên tĩnh, làm các món ăn mới và trang trí thật bắt mắt để thu hút trẻ, tạo dần thói quen ăn uống cho con. Rất nhiều trẻ thích những món ăn có nước chấm và được chấm gia vị. Cha mẹ có thể làm mới thực đơn với những món thanh rau củ hoặc bánh mì que chấm các gia vị như khoai tây nghiền, sốt bơ,...


Thực đơn cho trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn cần đa dạng các món mặn và ngọt
Thực đơn cho trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn cần đa dạng các món mặn và ngọt

3. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn

Trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn là điều rất bình thường, do vậy cha mẹ cần phải kiên trì để thay đổi thói quen ăn uống của con. Một số lưu ý khi cha mẹ cho con ăn như:

  • Không ép trẻ ăn: nếu trẻ không chịu ăn, mẹ không nên ép con ăn mà hãy cất thức ăn đi và thử cho con ăn lại sau đó. Bởi vì ép con ăn sẽ làm cho trẻ cảm thấy áp lực và coi giờ ăn như một trải nghiệm tiêu cực. Ngoài ra, trong một bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút.
  • Không hứa hẹn: cha mẹ thường dỗ dành con ăn bằng việc hứa cho con ăn món tráng miệng hay mua đồ chơi,... Điều này có thể khiến cho trẻ nghe theo nhưng về lâu dài sẽ hình thành nên một thói quen ăn uống không lành mạnh.
  • Chuẩn bị món mới kèm theo món cũ: khẩu vị của trẻ sẽ thay đổi theo thời gian và có thể trẻ sẽ thích một món ăn mà trước đó trẻ quyết liệt từ chối. Vì vậy, mẹ hãy chuẩn bị những món ăn yêu thích và kèm theo một món mới để trẻ khám phá thế giới ẩm thực.
  • Tạo không gian yên tĩnh trong giờ ăn: không gian ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bữa ăn của trẻ. Do vậy, cha mẹ hãy tắt hết các thiết bị điện tử và dọn dẹp đồ chơi gọn gàng để trẻ có thể tập trung vào bàn ăn nhất có thể.
  • Trẻ 19 tháng tuổi là giai đoạn bắt chước mọi người. Vì thế, các món ăn nên được bày trí ở trung tâm để tất cả các thành viên có thể tự lấy đồ ăn cho mình. Cha mẹ cũng nên làm mẫu thử các món mới để trẻ thêm tò mò. Em bé sẽ quan sát hoạt động của mọi người và bắt chước điều đó.

Tóm lại, trẻ 19 tháng tuổi sẽ bắt đầu có những thay đổi đáng kể về kỹ năng nhai và thực đơn ăn uống. Do vậy, tình trạng lười ăn rất phổ biến trong giai đoạn này và luôn là nỗi lo lắng cho nhiều cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn là điều hoàn toàn bình thường, cha mẹ hãy tìm hiểu tập cho trẻ một thói quen ăn uống tốt, đồng thời tham khảo chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ được phát triển toàn diện.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe