Trào ngược dạ dày ăn ngô được không? Những điều cần chú ý

Trào ngược dạ dày ăn ngô được không là câu hỏi mà nhiều người mắc bệnh này quan tâm. Việc chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả. Trong bài viết này, cùng giải đáp xem liệu ngô có an toàn cho người bị trào ngược dạ dày hay không.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Lợi ích của ngô đối với sức khoẻ

Ngô hay bắp là một loại thực phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên toàn cầu. Không chỉ là một loại ngũ cốc đơn thuần, ngô cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.  

Kali, natri, chất xơ, vitamin C, canxi, sắt, vitamin B6, magie là những chất có trong ngô. Qua đó, tiêu thụ ngô mang đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Có thể kể đến như cải thiện sức khoẻ não bộ, tim mạch, tiêu hoá hay thị lực. Ngoài ra, ăn ngô còn giúp người bệnh ngăn ngừa một số bệnh ung thư

Ngô là một loại ngũ cốc chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể và được tiêu thụ rộng rãi.
Ngô là một loại ngũ cốc chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể và được tiêu thụ rộng rãi.

Chất xơ trong ngô giúp cải thiện tình trạng tiêu hoá và tạo điều kiện phát triển cho vi sinh vật có lợi. Điều này sẽ giúp các vi khuẩn có lợi tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, cải thiện tiêu hoá.

Ngô cung cấp lượng folate dồi dào. Đây là một vitamin giúp củng cố và tái tạo tế bào, phục hồi vết thương. Vì thế, folate tốt cho người bị trào ngược hay viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, ngô còn chứa một chất chống oxy hoá là beta-cryptoxanthin. Đây là một chất chống oxy hoá rất tốt, giúp ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả.

Các loại ngô hiện tại thường có màu vàng, trắng, đôi lúc sẽ có màu tím hoặc xanh. Các thực phẩm chế biến từ ngô cũng vô cùng đa dạng như nướng, bỏng ngô, cháo, bột hay thậm chí là siro.

2. Trào ngược dạ dày ăn ngô được không?

Người mắc trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể tiêu thụ ngô, tuy nhiên ở mức vừa phải. Nếu tiêu thụ ngô trong thời gian dài sẽ dễ xảy ra khó tiêu hoặc tổn thương dạ dày.

Tuy nhiên, không phải tất cả người mắc trào ngược dạ dày đều có thể ăn được ngô. Có một số nhóm đối tượng cần hạn chế hoặc không nên ăn ngô. Các đối tượng này bao gồm:

  • Trẻ em và người già: Hệ tiêu hoá của trẻ em và người già tương đối yếu. Vì thế, tiêu thụ ngô có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Người mắc viêm đại tràng: Trong ngô có chứa nhiều cellulose không tốt cho đại tràng. Việc ăn ngô sẽ gây áp lực lên thành đại tràng, làm trầm trọng hơn tình trạng viêm. Điều này có thể dẫn đến việc giãn, nứt tĩnh mạch, thậm chí làm chảy máu dạ dày.
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày: Ngô có thể làm các vết loét trong dạ dày tổn thương thêm.
  • Người bị dị ứng: Nhiều người có thể gặp phải tình trạng dị ứng với các thành phần của ngô. Một số dấu hiệu của dị ứng ngô có thể kể đến như nôn mửa, phát ban hoặc đau bụng.
  • Người bệnh có hệ miễn dịch yếu: Tiêu thụ nhiều ngô có thể ngăn cản sự hấp thu protein. Các chất béo và khoáng chất cũng bị hạn chế hấp thu khi ăn ngô, từ đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Người bệnh tiểu đường: Ăn ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế, người mắc tiểu đường cần hạn chế ăn ngô. 
Trước khi trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày ăn ngô được không, người bệnh cần xem xem liệu mình có trong các nhóm người bệnh này hay không.
Trước khi trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày ăn ngô được không, người bệnh cần xem xem liệu mình có trong các nhóm người bệnh này hay không.

Nếu bệnh nhân không nằm trong các trường hợp trên thì có thể ăn ngô như bình thường. Ngoài ra, cần chú ý một vài điều sau để tránh gây tác dụng phụ:

  • Người mắc trào ngược dạ dày nên ăn dưới 200gr ngô một ngày. Hàm lượng xơ có trong ngô khá cao vì vậy ăn nhiều dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Người bệnh chỉ nên ăn ngô từ 2 đến 3 lần/tuần.
  • Tốt nhất, người bệnh nên ăn ngô vào buổi sáng. Vì lúc này, dạ dày chưa hoạt động mạnh và nồng độ axit trong dạ dày cũng cao. Trong khi đó, ngô chứa nhiều cellulose và giúp kích hoạt hệ thống tiêu hoá khá tốt. Mặt khác, ngô cũng giàu dinh dưỡng và đây cũng là một lựa chọn cho bữa sáng rất tuyệt vời.
  • Người bệnh cũng nên lựa chọn các trái ngô non để dễ tiêu hoá hơn khi ăn.

Bên cạnh luộc chín, người bệnh cũng có thể đa dạng hoá các món ăn từ ngô để đỡ ngán, có thể kể đến như chè ngô, canh hoặc súp ngô. Cần chú ý rằng ngô không phải là thực phẩm mềm vì thế cần nấu tương đối lâu. 

Ngô là một loại thực phẩm cứng, vì thế cần phải nấu khá lâu để ngô mềm đi và dễ tiêu hoá hơn.
Ngô là một loại thực phẩm cứng, vì thế cần phải nấu khá lâu để ngô mềm đi và dễ tiêu hoá hơn.

Vừa rồi là những thông tin mà Vinmec cung cấp cho người bệnh. Hi vọng rằng, người bệnh đã có câu trả lời cho việc trào ngược dạ dày ăn ngô được không. Cần nhớ rằng, nếu tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe