Trầm cảm u sầu là một loại trầm cảm còn được gọi là chứng u sầu. Đây là căn bệnh được ít người biết đến nhưng có các triệu chứng nghiêm trọng hơn các loại trầm cảm khác và đặc biệt khó điều trị hơn.
1. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm u sầu
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là do những thay đổi trong não và con đường dẫn truyền nội tiết tố bị rối loạn. Con đường có tên gọi là trục hạ đồi- tuyến yên- thượng thận (HPA) là nơi tiết ra các chất hóa học điều chỉnh sự căng thẳng và cảm giác thèm ăn.
Với chứng trầm cảm u sầu bạn có thể có nồng độ cao cortisol do tuyến thượng thận tiết ra khi căng thẳng và trục HPA sẽ đóng vai trò điều chỉnh. Điều này ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể bao gồm sự thèm ăn, quá trình trao đổi chất và khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, những tín hiệu trong não ở các tế bào thần kinh cũng có thể thay đổi và chính những tín hiệu này sẽ góp phần quyết định cách bạn phản ứng với môi trường xung quanh.
2. Triệu chứng của trầm cảm u sầu
Trầm cảm u sầu có nhiều khả năng gây ra các triệu chứng về thể chất, không chỉ là cảm giác xanh xao hay chảy nước mắt mà còn khiến cơ thể cảm thấy không có năng lượng, trống rỗng hoặc thậm chí không cảm nhận được hạnh phúc. Mặc khác, các chuyển động và suy nghĩ của bạn có thể chậm lại.
Hai triệu chứng chính thường gặp khi trầm cảm nghiêm trọng là:
- Mất khả năng tận hưởng các hoạt động trong cuộc sống.
- Không thể đáp ứng niềm vui theo cách tích cực.
Trầm cảm u sầu cũng được đặc trưng bởi các dấu hiệu như:
- Giấc ngủ kém chất lượng do thức dậy quá sớm
- Chán ăn hoặc sụt cân
- Khó tập trung hoặc trí nhớ
- Cảm thấy trống rỗng hoặc không phản hồi
- Cảm giác tội lỗi quá mức
- Cảm giác tuyệt vọng
- Ý nghĩ tự tử
Một số dấu hiệu về tâm thần vận động có thể xảy ra như:
- Thay đổi giọng nói hoặc nói với âm lượng khác nhau hoặc tạm dừng khi bạn nói
- Chuyển động của mắt như nhìn cố định hoặc không giao tiếp bằng mắt khi bạn nói chuyện với mọi người
- Cử động đầu, chân tay hoặc thân của bạn bị chậm lại
- Tư thế chùng xuống
- Thường xuyên chạm vào mặt hoặc cơ thể
- Nhức mỏi cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 70% những người mắc chứng trầm cảm u uất cũng có thể bị đau cơ xương khớp .
Các triệu chứng trầm cảm u sầu thường xảy theo xu hướng gia đình. Đặc biệt ở những trường hợp gia đình có người gặp phải vấn đề về tâm thần tương tự hoặc chết do tự tử. Những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn vào những thời điểm trong năm khi có ít ánh sáng mặt trời hơn, khi ngày ngắn hơn hoặc khi trời lạnh bên ngoài. Những người bị trầm cảm sau sinh con cũng là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này.
3. Chẩn đoán trầm cảm u sầu
Bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ chẩn đoán bệnh trầm cảm của bạn dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải.
Bệnh nhân phải có một hoặc cả hai triệu chứng chính của bệnh trầm cảm như:
- Mất khả năng tận hưởng cuộc sống
- Phản ứng với các hoạt động thú vị trong cuộc sống.
Ngoài ra cần phải có ít nhất ba trong số các triệu chứng sau:
- Tuyệt vọng không phải do đau buồn hoặc mất mát người thân
- Chán ăn hoặc sụt cân đáng kể
- Thay đổi tâm lý
- Tâm trạng chán nản vào buổi sáng tệ hơn buổi tối
- Thức dậy sớm hơn bạn muốn ít nhất 2 giờ
- Cảm giác tội lỗi mạnh mẽ
4. Điều trị trầm cảm u sầu
Các phương pháp điều trị trầm cảm u sầu có thể bao gồm sự kết hợp của thuốc tây và các liệu pháp như:
- Thuốc chống trầm cảm: Các bác sĩ thường kê đơn thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) cho chứng trầm cảm u uất, mặc dù họ cũng có thể sử dụng các loại thuốc và thuốc chống trầm cảm khác.
- Liệu pháp co giật điện: Nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả trên bệnh nhân, bác sĩ có thể đề xuất liệu pháp điện giật (ECT) để làm giảm các triệu chứng của bạn. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, một kỹ thuật viên sẽ gửi các tín hiệu điện đến não để khiến bạn có những cơn co giật ngắn. ECT có thể thay đổi cân bằng hóa học trong não của bạn để giảm các triệu chứng trầm cảm.
- Tâm lý trị liệu: Đây là liệu pháp tâm lý hay còn gọi là liệu pháp trò chuyện, không phải lúc nào cũng hữu ích để điều trị chứng trầm cảm u uất như các loại trầm cảm theo cơn khác. Ngay cả sau khi điều trị, các triệu chứng cũng có thể tái phát trở lại sau đó nhưng ở mức bệnh nhân có thể kiểm soát chứng trầm cảm của mình với sự giúp đỡ của bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh trầm cảm u sầu. Việc nắm rõ thông tin sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được chính xác và mang đến hiệu quả tốt hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.