Trái cây cho bệnh nhân tiểu đường: Chỉ số đường huyết, các loại nên ăn

Nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng, không thể ăn trái cây vì chúng có thể làm lượng đường trong máu tăng lên. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại là vẫn cần bổ sung trái cây cho người bị tiểu đường. Vậy nên hay không nên bổ sung trái cây cho người bị tiểu đường? Người bị tiểu đường ăn quả gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn trái cây cho người tiểu đường.

1. Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có nên ăn trái cây

Trái cây có chứa carbohydrate và một dạng đường tự nhiên gọi là fructose, có thể hàm lượng đường trong máu của bạn. Nhưng trái cây còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, cùng các hợp chất thực vật mạnh mẽ gọi là phytochemical, đây là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bạn.

Các chất phytochemical có trong trái cây mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể chúng ta như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đột quỵ và tăng cường sức khỏe. Điều đó rất quan trọng vì bệnh tiểu đường có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim và các vấn đề khác.

Nhiều loại trái cây cũng giàu chất xơ. Chất xơ rất tốt cho đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó cũng làm cho bạn cảm thấy no hơn, có thể giúp bạn giữ được cân nặng hợp lý.

Như vậy, việc bổ sung trái cây cho người tiểu đường là điều cần thiết.

XEM THÊM: Các loại trái cây lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường


Việc bổ sung trái cây cho người bị tiểu đường là điều cần thiết
Việc bổ sung trái cây cho người bị tiểu đường là điều cần thiết

2. Trái cây ảnh hưởng đến lượng glucose máu (đường máu) như thế nào

Việc người bị tiểu đường ăn quả gì có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh. Bởi vì trái cây có chứa thành phần carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, điều quan trọng là phải đếm lượng carbs (carbohydrate) bạn ăn và cân bằng chúng với các thuốc mà bạn đang dùng, chế độ ăn uống và lối sống. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, hãy đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Một khẩu phần trái cây tương đương 15 gam carbs. Nhưng lượng carbs có thể thay đổi tùy thuộc vào loại trái cây. Ví dụ: bạn nhận được 15 gam carbs từ:

  • 1/8 cốc nho khô
  • 1/4 cốc dâu tây nguyên quả
  • 1/2 quả táo hoặc chuối vừa
  • 3/4 cốc quả việt quất
  • 1 cốc dưa mật ong hình khối
  • 1 quả mâm xôi hoặc 1 cốc quả mâm xôi

Carbs không phải là con số duy nhất cần lưu ý. Chỉ số đường huyết GI (glycemic index) là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày đo lường mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đến glucose máu (lượng đường) trong máu của bạn.

Ăn hầu hết các thực phẩm có GI thấp có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng chúng có thể không phải lúc nào cũng tốt. Một cốc gạo lứt và một thanh kẹo có thể có cùng giá trị GI. Hãy nhớ lưu ý dinh dưỡng khi chọn bất kỳ thực phẩm nào.

Một phần lớn thực phẩm có GI thấp thường sẽ làm tăng lượng đường trong máu tương đương với một lượng nhỏ thực phẩm có GI cao. Vì vậy, các chuyên gia cũng sử dụng tải trọng đường huyết GL (Glycemic Load), một phép đo liên quan đến kích thước khẩu phần cũng như số GI để cung cấp thêm chi tiết về những tác động này.

Ví dụ, một quả cam có GI là 52 nhưng GL là 4,4, ở mức thấp. Một thanh kẹo có GI là 55 có thể có GL là 22,1, mức cao.

XEM THÊM: Nước ép trái cây dành cho người tiểu đường


1/4 cốc dâu tây là khẩu phần trái cây khuyến nghị cho người bị tiểu đường
1/4 cốc dâu tây là khẩu phần trái cây khuyến nghị cho người bị tiểu đường

3. Cách chọn trái cây phù hợp với người tiểu đường

Việc lựa chọn trái cây cho người tiểu đường có thể tạo ra sự khác biệt lớn về lượng đường trong máu của bạn. Một số lưu ý bạn nên nhớ:

  • Xem kích thước khẩu phần, đặc biệt là với trái cây khô. Ví dụ, 2 thìa nho khô có lượng carbs tương đương với một quả táo nhỏ.
  • Nên chọn trái cây tươi hoặc đông lạnh.
  • Trái cây đã qua chế biến như nước sốt táo và trái cây đóng hộp trong xi-rô hoặc nước trái cây thường có nhiều carbs hơn và có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn cao hơn trái cây tươi.
  • Khi bạn ăn trái cây sấy khô hoặc chế biến, hãy đọc kỹ thông tin trên nhãn. Nhiều sản phẩm đã thêm đường vào để hấp dẫn hơn.
  • Người tiểu đường hạn chế uống các loại nước ép trái cây. Nó có chứa rất nhiều carbs và nó không có chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu như trái cây nguyên quả. Nghiên cứu thậm chí còn liên kết việc uống nhiều nước trái cây với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn.
  • Bạn nên ăn một phần trái cây vào bữa sáng và một phần vào bữa trưa hoặc như một bữa nhẹ. Tránh ăn nhiều trái cây vào cùng một thời điểm.
  • Tất cả các loại trái cây đều có vitamin, chất phytochemical và những thứ khác tốt cho bạn. Nhưng một số có nhiều khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính: Dâu đen, dâu tây, cà chua, quả cam,...
  • Chất xơ trong trái cây tươi giúp giữ cho hầu hết chúng ở mức thấp trên thang GI (55 trở xuống). Những ví dụ bao gồm: Táo, cam, chuối, xoài, lê
  • Trái cây có GI cao

Một số loại trái cây nằm ở đầu cao hơn của thang GI (70 hoặc cao hơn) bao gồm các: Quả dứa, dưa hấu,..

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường không nên ăn các loại trái cây chín như: xoài chín, chuối chín, dứa chín,... vì chúng có chứa hàm lượng đường rất cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những vấn đề quan trọng về việc ăn trái cây đối với người bị tiểu đường, việc nắm rõ một số thông tin sẽ giúp kiểm soát được lượng đường trong máu của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ bác sĩ để được giải đáp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe