Top các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ: Ba mẹ nên biết (Phần 1)

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?

I. Bệnh  Virus hợp bào hô hấp RSV

Virus hợp bào hô hấp (RVS) là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản (viêm đường hô hấp) thường gặp ở trẻ nhỏ, và viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi tại Hoa Kỳ. Các triệu chứng của trẻ khi nhiễm RSV tương tự như cảm lạnh gồm sốt, ho, sổ mũi và hắt hơi

RSV thường sinh sôi và bùng phát mạnh mẽ khi trời chuyển lạnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể của trẻ, virus phát triển nhanh chóng và gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách. Có tới 40% trẻ nhỏ bị nhiễm RSV lần đầu sẽ có triệu chứng khò khè và có tới 2%  trẻ sẽ phải nhập viện. RSV có xu hướng nhẹ hơn ở trẻ lớn và người lớn. Tỷ lệ tử vong do  RSV ở trẻ em là 2,8-22% tổng số ca mắc trên toàn thế giới.

II. Nhiễm trùng tai

Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) vì ống thính giác nhỏ và nằm ngang. Các ống này nối tai với cổ họng và gây ra tình trạng viêm tai giữa. Các ống thính giác này giữ chất lỏng bên trong tai giữa, phía sau màng nhĩ, cho phép vi khuẩn sinh sôi.

Nhiễm trùng tai là một bệnh lý có thể được gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus với các triệu chứng đặc trưng gồm: đau tai, sốt cao, khó chịu, mất ngủ, chán ăn, giật tai và thính giác kém. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhiễm trùng tai là do vi-rút và có thể tự khỏi. 

Theo Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tai cao hơn so với người lớn bởi trẻ em có vòi nhĩ nối hòm tai và họng mũi ngắn nhưng khẩu kính lại lớn hơn so với người trưởng thành nên vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào hòm tai, gây viêm, nhiễm trùng.

Tiêm vắc-xin cho trẻ em là giải pháp giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng tai. Trong một số bệnh nhiễm trùng tai cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) vì ống thính giác nhỏ và nằm ngang
Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) vì ống thính giác nhỏ và nằm ngang

III. Viêm tai keo (Glue ear)

Cũng là một loại viêm tai màng nhĩ đóng kín mà chất tiết dịch trong hòm nhĩ đặc như là keo. Triệu chứng chính là điếc, màng nhĩ đục và xanh. Sự tích tụ chất lỏng trong tai giữa (có hoặc không có bất kỳ cơn đau nào) được gọi là viêm tai giữa có dịch tiết, h viêm tai giữa ứ dịch (O.M.E). Bệnh thường xảy ra sau một bệnh nhiễm trùng tai cấp tính hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Dịch tiết thường tự hết trong vòng một vài tuần. Tuy nhiên, nếu trạng này kéo dài hoặc đặc và giống như keo (Viêm tai keo), nó có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Bác sĩ có thể đề nghị giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa nếu con bạn bị nhiễm trùng tai tái phát hoặc viêm tai keo. Đối với một số bệnh nhiễm trùng, có thể cần đặt ống thông hòm nhĩ (Diabolo) tai để giúp chất lỏng thoát ra ngoài.

IV. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Triệu chứng điển hình của viêm thanh quản là ho khan, chủ yếu xảy ra vào ban đêm và nghe giống như tiếng hải cẩu sủa. Nguyên nhân gây ho là do viêm đường hô hấp trên, thường do vi-rút. Nếu tình trạng hô hấp trở nên nghiêm trọng, trẻ có thể cần phải nhập viện. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều tự khỏi sau khoảng một tuần. 

V. Bệnh Tay Chân Miệng

Bệnh Tay Chân Miệng (HFMD) là căn bệnh truyền nhiễm do virus coxsackievirus A16 hoặc enterovirus 71 gây ra. Loại vi-rút này có xu hướng lây lan ở trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu khi khí hậu nóng ẩm. Hầu hết các trường hợp đều không nghiêm trọng và kéo dài từ một tuần đến 10 ngày.

Trẻ mắc tay chân miệng thường ở mức độ không quá nghiêm trọng với các triệu chứng phổ biến như phát ban, sốt cao, loét miệng, xuất hiện vết ban trong khoang miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông và các triệu chứng khác tương tự như cảm cúm thông thường. 

Hầu hết các trường hợp Tay Chân Miệng đều không nghiêm trọng và kéo dài từ một tuần đến 10 ngày
Hầu hết các trường hợp Tay Chân Miệng đều không nghiêm trọng và kéo dài từ một tuần đến 10 ngày

VI. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một bệnh lý được gây ra chủ yếu do virus Adenovirus hoặc do liên cầu khuẩn, tụ cầu, phế cầu khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, mưa nhiều, khí hậu ẩm thấp. Triệu chứng điển hình khi trẻ mắc bệnh này là kết mạc sung huyết, đỏ, chảy  nước mắt, ngứa và lông minh đóng vảy. Mặc dù phần lớn các trường hợp viêm kết mạc ở trẻ đều lành tính nhưng bệnh vẫn có nguy cơ gây ra các biến chứng như viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm mủ túi lệ…
Đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng ở trường học; vì vậy, ba mẹ hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định xem con bạn có cần điều trị hay không. Hầu hết các trường hợp sẽ khỏi sau bốn đến bảy ngày.

VII. Bệnh thứ năm (Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn)

Ban đỏ nhiễm khuẩn (erythema infectiosum) là tình trạng phát ban ngoài da ở trẻ em do Parvovirus B19 - một loại vi-rút có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh nhẹ trước khi phát ban,, bệnh có tên gọi quen thuộc khác là bệnh thứ năm (fifth disease). Bệnh thứ năm gây ra phát ban đỏ tươi trên mặt trẻ hoặc phát ban cũng có thể xuất hiện trên thân, cánh tay hoặc chân.

Khi phát ban xuất hiện, trẻ thường không còn khả năng lây nhiễm nữa. Có tới 20% trẻ em mắc bệnh này trước 5 tuổi và có tới 60% trẻ mắc bệnh này trước 19 tuổi. Phát ban thường biến mất sau 7 đến 10 ngày.

VIII. Cách phòng những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Để bảo vệ và chăm sóc trẻ tốt hơn, ba mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh thường gặp cho trẻ, gồm:

  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên: Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây qua đường hô hấp, tiêu hóa do virus, vi khuẩn gây ra. Trẻ cần rửa tay với xà phòng hoặc dùng dịch khử khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, hoặc chạm vào đồ vật bẩn.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học và cho trẻ uống đủ nước. Ba mẹ nên cho trẻ ăn đủ các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất và uống đủ nước trong ngày, đồng thời hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Việc đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Ba mẹ nên tập cho trẻ đánh răng đúng cách, tắm sạch sẽ và thay quần áo thường xuyên.
  • Tiêm vacxin cho trẻ đầy đủ và đúng lịch: Trẻ nên được tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh sốt rét, bệnh uốn ván, bệnh lao, sởi, quai bị và bệnh viêm gan B,… Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
  • Tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để giúp trẻ giảm nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Hơn nữa, trẻ nên hạn chế đến những nơi đông người khi có dịch bệnh bùng phát. Trong trường hợp phải đi ra ngoài, trẻ cần được che chắn và đeo khẩu trang.
  • Thường xuyên vận động: Việc tập thể dục đều đặn hay tham gia một bộ môn thể thao nào đó sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
  • Giữ cho môi trường sống sạch sẽ: Đây là điều kiện quan trọng giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Ba mẹ nên thường xuyên dọn dẹp và khử khuẩn khu vực sống, nhà ở, đồ chơi của trẻ…

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe