Tổng quan về nội soi dạ dày có sử dụng thuốc tiền mê

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Phương pháp nội soi tiền mê là phương pháp nội soi kỹ thuật cao, tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm mà nội soi thông thường không thực hiện được.

1. Đại cương nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa khi sử dụng thuốc tiền mê là một thủ thuật ít xảy ra rủi ro, tương đối an toàn cho bệnh nhân. Bệnh nhân và người nhà nên thảo luận với bác sĩ trước khi làm thủ thuật này.

Nội soi dạ dày có thuốc tiền mê là một phương pháp khám và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thực quản – dạ dày bằng cách đưa ống nội soi dạ dày vào miệng và đi xuống thực quản rồi xuống dạ dày. Nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu để kiểm tra và xác định các bệnh lý liên quan ở đường tiêu hóa trên.

Nội soi tiền mê còn được gọi là nội soi không đau. Việc nội soi chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân đã trong trạng thái tiền mê.

Nội soi dạ dày giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân của các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa trên như: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, chảy máu dạ dày...

Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh và lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm và chẩn đoán như ung thư dạ dày...

Bác sĩ có thể luồn dụng cụ chuyên biệt qua ống nội soi để điều trị các bệnh lý dạ dày như xuất huyết dạ dày, lấy dị vật, cắt polyp...


Nội soi tiêu hóa khi sử dụng thuốc tiền mê là một thủ thuật ít xảy ra rủi ro, tương đối an toàn cho bệnh nhân
Nội soi tiêu hóa khi sử dụng thuốc tiền mê là một thủ thuật ít xảy ra rủi ro, tương đối an toàn cho bệnh nhân

2. Những ai được nội soi dạ dày tiền mê?

Việc bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân nội soi dạ dày bằng thuốc tiền mê còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân trong quá khứ và hiện tại.
  • Trường hợp bản thân bệnh nhân hay có người thân có tiền sự dị ứng với thuốc gây mê thì nên sử dụng phương pháp nội soi tiền mê.
  • Trạng thái, tâm lý và sức chịu đựng của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh như: suy hô hấp, suy thận nặng, suy tim...thì nên dùng phương pháp nội soi tiền mê thay cho gây mê.
  • Những người già cao tuổi thì nên sử dụng phương pháp nội soi tiền mê.

3. Khi nào cần tiến hành nội soi dạ dày

3.1. Chỉ định nội soi

3.2. Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối:

Chống chỉ định tương đối:


Phụ nữ mang thai có chống chỉ định tương đối với nội soi dạ dày
Phụ nữ mang thai có chống chỉ định tương đối với nội soi dạ dày

4. Ưu điểm của nội soi dạ dày tiền mê

Phương pháp nội soi dạ dày tiền mê là phương pháp nội soi kỹ thuật cao, tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm mà nội soi thông thường không thực hiện được.

Không đau, khó chịu, người bệnh không còn cảm giác lo lắng.

Trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ nằm yên tĩnh, không bị kích thích giúp quá trình thực hiện được thuận lợi, áp dụng được nhiều kỹ thuật cần độ chính xác cao như cắt polyp, thắt tĩnh mạch thực quản trong bệnh lý xuất huyết tiêu hóa, sinh thiết giải phẫu bệnh...

Nội soi dạ dày tiền mê là phương pháp an toàn, ít rủi ro biến chứng xảy ra.

Do người bệnh nằm yên trong quá trình nội soi nên sẽ cho hình ảnh rõ nét và chính xác hơn.

Nội soi dạ dày tiền mê sẽ cho kết quả nhanh chóng chỉ 15 - 20 phút, giúp tiết kiệm thời gian thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ có thể thực hiện thăm dò hầu hết các bộ phận của đường tiêu hóa.

Thời gian thủ thuật này thường ngắn, lượng thuốc an thần ít nên không hại đến sức khỏe, bệnh nhân sẽ tỉnh ngay sau khi kết thúc cuộc nội soi.


Thời gian thủ thuật này thường ngắn, lượng thuốc an thần ít nên không hại đến sức khỏe
Thời gian thủ thuật này thường ngắn, lượng thuốc an thần ít nên không hại đến sức khỏe

5. Quy trình thực hiện nội soi dạ dày tiền mê

5.1 Trước khi tiền mê

Để chuẩn bị cho 1 cuộc nội soi dạ dày tiền mê, bác sĩ chuyên khoa gây mê sẽ kiểm tra kỹ tình trạng bệnh nhân trước khi thực hiện nhằm mục đích kiểm tra tiền sử, các bệnh lý liên quan có thể ảnh hưởng đến nguy cơ khi tiến hành kỹ thuật. Bác sĩ sẽ giải thích rõ về quy trình tiến hành cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bệnh nhân nội soi dạ dày thì cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi nội soi.

Bệnh nhân đồng ý làm thủ thuật sẽ phải ký vào giấy chấp nhận làm thủ thuật. Sau đó bệnh nhân được theo dõi sát sao về mạch, huyết áp, nồng độ oxy trong máu trước, trong và sau khi nội soi. Bệnh nhân sẽ có người nhà đi kèm.

5.2 Trong khi tiền mê

Bác sĩ sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân, lựa chọn thuốc, định liều và tiến hành tiền mê.

Sau đó, các bác sĩ sẽ theo dõi quá trình tiền mê qua trạng thái ý thức của bệnh nhân, theo dõi các chỉ số về mạch, huyết áp, oxy trong máu và bắt đầu tiến hành nội soi.

5.3 Sau khi tiền mê

Kết thúc quá trình nội soi, bệnh nhân được chăm sóc theo dõi tại phòng hồi tỉnh đến khi tỉnh hẳn. Bác sĩ sẽ đánh giá các chức năng ý thức, hô hấp, tim mạch, vận động, cảm giác đau hay khó chịu của người bệnh trước khi xuất viện.

6. Lưu ý khi nội soi dạ dày tiền mê

Để phòng tránh các tai biến có thể xảy ra trong quá trình nội soi tiền mê, bác sĩ chuyên khoa gây mê sẽ khám đánh giá bệnh nhân trước khi làm và có thể làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.

Người bệnh có tiền sử bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi, tim mạch... cần thông báo cho bác sĩ trước khi tiến hành tiền mê.

Bệnh nhân cần được theo dõi tiếp khoảng 1 giờ sau khi tiền mê, người bệnh không được điều khiển xe và vận hành máy trong trong vòng 2 giờ sau khi tiền mê.

Trong trường hợp, bệnh nhân nội soi dạ dày cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước soi. Bệnh nhân nội soi đại tràng cần được thụt tháo, làm sạch đại tràng trước khi soi


Bệnh nhân nội soi dạ dày cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước soi
Bệnh nhân nội soi dạ dày cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước soi

7. Biến chứng khi nội soi dạ dày tiền mê và cách xử lý

Các biến chứng hiếm gặp khi nội soi dạ dày tiền mê chủ yếu là do tác dụng phụ của thuốc gây mê gây ra như buồn ngủ, buồn nôn, tiền mê kéo dài, tụt huyết áp, ức chế hô hấp...

Khi gặp các biến chứng này, bác sĩ có thể sẽ áp dụng những các xử trí sau:

  • Trong trường hợp bệnh nhân tiền mê kéo dài, các bác sĩ có thể dùng thuốc hồi tỉnh theo từng loại thuốc mê đã sử dụng.
  • Khi người bệnh bị ức chế hô hấp, giảm oxy máu, nguyên nhân có thể do ức chế trung tâm hô hấp, co thắt khí phế quản, tắc nghẽn đường thở trên do tụt lưỡi vào... bác sĩ sẽ hướng dẫn hoặc kích thích bệnh nhân thở sâu để cung cấp đầy đủ oxy. Hút đờm dãi, sử dụng thuốc hồi tỉnh, hỗ trợ hô hấp nếu nhịp thở người bệnh không đáp ứng được.
  • Do thuốc mê có thể làm giãn tĩnh mạch, gây tụt huyết áp ở những bệnh nhân giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến suy tuần hoàn. Lúc này, bác sĩ sẽ nâng cao chân của bệnh nhân, truyền dịch theo đường tĩnh mạch, dùng thuốc hồi tỉnh hoặc dùng thuốc co mạch nếu cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe