Tổng quan các phương pháp điều trị bệnh thông liên nhĩ

Một số khuyết tật thông liên nhĩ được chẩn đoán trước hoặc ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, tình trạng nhỏ và không đáng kể có thể không được chẩn đoán mà cần phải có hướng điều trị bệnh thông liên nhĩ về sau này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Tim mạch, tại Bệnh viện Vinmec Central Park

1. Hướng điều trị bệnh thông liên nhĩ

Phương pháp điều trị bệnh này phụ thuộc vào kích thước của lỗ tim và có mắc các khuyết tật tim bẩm sinh khác hay không, cũng như tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.


Tùy theo kích thước của lỗ trong tim, bệnh thông liên nhĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau để phù hợp và an toàn nhất cho bệnh nhân
Tùy theo kích thước của lỗ trong tim, bệnh thông liên nhĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau để phù hợp và an toàn nhất cho bệnh nhân

Trong nhiều trường hợp, các lỗ thông liên nhĩ tự đóng lại trong thời kỳ sơ sinh. Đối với những lỗ không tự đóng lại được, một số trường hợp với lỗ thông liên nhĩ nhỏ có thể không cần phải điều trị. Bác sĩ chuyên khoa tim có thể đề xuất theo dõi thường xuyên để kiểm tra liệu lỗ thông liên nhĩ có tự đóng lại không.

Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn chi tiết về kế hoạch điều trị. Trong một số trường hợp, các lỗ thông liên nhĩ lớn và khó đóng có thể yêu cầu cần phẫu thuật. Tuy nhiên, việc phẫu thuật đóng các lỗ thông liên nhĩ cửa không được khuyến khích nếu có dấu hiệu của áp phổi nặng.

Nhiều chuyên gia tim mạch khuyến nghị điều trị bệnh thông liên nhĩ bằng phẫu thuật để điều trị thông liên nhĩ từ trung bình đến lớn, đặc biệt là khi được chẩn đoán ở tuổi còn bé hoặc lúc trưởng thành, nhằm ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.

Phẫu thuật điều trị liên quan đến việc đóng lỗ thông liên nhĩ dành cho cả người lớn và trẻ em. Quá trình này có thể được thực hiện theo ba phương pháp dưới đây.

2. Thủ thuật đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ

Thủ tục đóng thông liên nhĩ (ASD) là một quy trình nhằm đóng lỗ thông bất thường giữa hai tâm nhĩ.

ASD là một bất thường xuất hiện trên vách liên nhĩ của tim. Mỗi bé mới sinh thường có một lỗ nhỏ tại vị trí này, và lỗ này thường tự đóng lại trong vài tuần hoặc tháng sau khi chào đời. Tuy nhiên, có trường hợp bé mới sinh ra với một lỗ lớn hơn và không đóng lại được.

Quy trình đóng ASD thường sử dụng qua ống thông. Một ống thông được đưa vào mạch máu, thường là ở vùng bẹn, và được đưa đến tim dưới hình chiếu của màn hình tăng sáng. Sau đó bác sĩ sẽ đóng lỗ thông liên nhĩ bằng một dụng cụ dạng lưới gồm 2 cánh, nó sẽ bám vào lỗ thông liên nhĩ và phát triển dẫn đến đóng lỗ thông vĩnh viễn.

Đối với một số trường hợp ASD lớn hơn, có thể cần phải thực hiện phẫu thuật tim.

3. Phẫu thuật tim hở

Phương pháp phẫu thuật sửa chữa thông liên nhĩ này liên quan đến một phẫu thuật mổ hở nhằm đóng lỗ thông. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một miếng vá để đóng lỗ. Phẫu thuật sửa chữa tim hở này là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh thông liên nhĩ và khắc phục các lỗ thông liên nhĩ nguyên phát, xoang tĩnh mạch.


Một số trường hợp lỗ trong tim quá lớn sẽ cần được phẫu thuật để giải quyết tình trạng thông liên nhĩ
Một số trường hợp lỗ trong tim quá lớn sẽ cần được phẫu thuật để giải quyết tình trạng thông liên nhĩ

Có những trường hợp, quá trình sửa chữa thông liên nhĩ có thể được thực hiện thông qua các vết mổ nhỏ (phẫu thuật xâm lấn tối thiểu) hoặc bằng cách sử dụng robot (phẫu thuật tim với sự hỗ trợ của robot).

Sau phẫu thuật thông liên nhĩ, việc thường xuyên kiểm tra bằng siêu âm tim và theo dõi liên tục là rất quan trọng để phát hiện các biến chứng có thể xảy ra, như nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), vấn đề về van tim, tăng áp lực động mạch phổi (tăng huyết áp phổi) và suy tim.

Những người có thông liên nhĩ lớn không được phẫu thuật để đóng lỗ thường có kết quả sức khỏe kém hơn. Họ có thể gặp khó khăn hơn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày (giảm khả năng hoạt động) và có nguy cơ mắc các vấn đề như rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp phổi cao.

4. Thuốc điều trị bệnh thông liên nhĩ

Thuốc không thể điều trị hoàn toàn thông liên nhĩ, nhưng chúng có thể giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng. Đối với điều trị bệnh thông liên nhĩ, có thể sử dụng các loại thuốc bao gồm thuốc kiểm soát nhịp tim (thuốc chẹn beta) hoặc thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ hình thành cục máu.


Dù không có tác dụng chữa dứt bệnh, các thuốc điều trị bệnh thông liên nhĩ có thể giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Dù không có tác dụng chữa dứt bệnh, các thuốc điều trị bệnh thông liên nhĩ có thể giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe