Tỏi và mật ong: Lợi ích, công dụng

Tỏi và mật ong mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đã được các nghiên cứu chứng minh. Bạn có thể tận hưởng các đặc tính có lợi của hai loại thực phẩm này bằng cách sử dụng chúng một mình hoặc cùng nhau. Tỏi và mật ong có thể được dùng làm thuốc bổ sung hoặc thêm vào các công thức nấu ăn ở dạng tự nhiên.

1. Tính chất của tỏi và mật ong

Tỏi và mật ong từ xưa đã được sử dụng trong các loại thuốc cổ truyền trên khắp thế giới. Thành phần mang lại lợi ích sức khỏe chính trong tỏi tươi: Allicin. Tỏi chứa oxy, lưu huỳnh và các hóa chất khác giúp tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chống lại bệnh tật.

Các đánh giá về mặt y tế đã đưa ra các lưu ý rằng việc nhổ tỏi hoặc đập dập tép tỏi tươi sẽ giải phóng nhiều allicin hơn sử dụng cả tép. Tuy nhiên, tỏi băm nhỏ hoặc nghiền nát có thể làm hao hụt hàm lượng allicin nhanh chóng. Để đạt được lợi ích tối đa của hợp chất allicin của tỏi, bạn nên sử dụng tỏi tươi càng sớm càng tốt.

Mật ong tự nhiên chứa nhiều chất chống oxy hóa: Flavonoid và polyphenol. Những hóa chất chứa trong thành phần của tỏi giúp chống lại chứng viêm (mẩn đỏ và sưng tấy) trong cơ thể, thêm vào đó còn có thể giúp cân bằng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh tật. Mật ong cũng tương tự như vậy, cũng có các thuộc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm.

2. Lợi ích sức khỏe của tỏi và mật ong

Một số nghiên cứu trong lĩnh vực y học đã nghiên cứu những lợi ích sức khỏe của ăn tỏi và mật ong mang lại cho cơ thể. Trong lĩnh vực y học cổ truyền Ethiopia, cùng với tỏi sẽ được kết hợp với một loại mật ong địa phương được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp, nhiễm trùng da và thậm chí bao gồm cả tiêu chảy.

Tỏi sử dụng theo truyền thống để điều trị các triệu chứng của cảm lạnh và ho. Các nghiên cứu về tỏi cũng được báo cáo có vai trò giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm bớt các triệu chứng hen suyễn. Y học cổ truyền Ả Rập cũng đưa ra các khuyến cáo tỏi giúp điều trị bệnh tim, huyết áp cao, viêm khớp, đau răng, táo bón và nhiễm trùng.

2.1. Kháng khuẩn

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỏi và một loại mật ong tazma có thể ngăn chặn một số loại vi khuẩn phát triển. Nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm từng loại thực phẩm riêng biệt và cả dưới dạng hỗn hợp để xác định lợi ích kháng khuẩn của chúng. Kết quả được các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỏi và mật ong đều có thể tiêu diệt vi khuẩn khi thử nghiệm một mình. Và khi tạo ra sự kết hợp của tỏi và mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn khi sử dụng đơn lẻ.

Sử dụng kết hỗn hợp giữa tỏi và mật ong có thể giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cũng như các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm cả viêm phổi và một loại ngộ độc thực phẩm, bao gồm: Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus và Salmonella.

Một nghiên cứu khác được thực hiện trong phòng thí nghiệm cho kết quả về sự kết hợp giữa nước ép tỏi ngâm mật ong thậm chí hỗn hợp này có thể ngăn chặn các loại nhiễm trùng liên quan đến yếu tố vi khuẩn không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.


Tỏi ngâm mật ong giúp cơ thể kháng khuẩn
Tỏi ngâm mật ong giúp cơ thể kháng khuẩn

2.2 Kháng virus

Một số loại mật ong cũng có đặc tính kháng virus mạnh mẽ, có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa cảm lạnh, bốc hỏa và các bệnh khác do vi rút gây ra.

Một nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm cho kết quả rằng mật ong Manuka có thể ngăn chặn vi rút cúm phát triển. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mật ong, đặc biệt mật ong Manuka, có tác dụng gần như các loại thuốc kháng virus chống lại loại virus này.

2.3. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu thực hiện dựa trên lâm sàng và phòng thí nghiệm nhằm xem xét những lợi ích mà tỏi có thể mang lại sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng đưa ra các lưu ý rằng chất chống oxy hóa trong mật ong cũng có thể giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh liên quan đến tim mạch.

Theo một đánh giá y tế, tỏi có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng cách: Giảm huyết áp cao; giảm cholesterol cao; ngăn ngừa quá nhiều đông máu (làm loãng máu); ngăn ngừa các mạch máu bị cứng hoặc cứng

Một đánh giá khác cũng cho kết quả rằng các phân tử lưu huỳnh chứa trong tỏi cũng có thể giúp bảo vệ cơ tim khỏi bị hư hại và làm cho các mạch máu đàn hồi tốt hơn, giúp ngăn ngừa bệnh liên quan đến tim mạch, cục máu đông và đột quỵ.

Cholesterol LDL là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cứng trong mạch máu, có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy tỏi giúp giảm mức cholesterol LDL có hại cho sức khỏe.

2.4. Tăng trí nhớ và sức khỏe não bộ

Hỗn hợp cả tỏi và mật ong đều chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Những hóa chất lành mạnh này giúp cơ thể cân bằng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa chống lại bệnh tật. Hơn nữa, hỗn hợp tỏi và mật ong cũng có thể bảo vệ não của bạn khỏi các bệnh thông thường liên quan đến não bộ và trí nhớ như sa sút trí tuệAlzheimer.

Các nghiên cứu khi tiến hành nghiên cứu đã lưu ý rằng chiết xuất tỏi già có chứa một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa axit kyolic. Chất chống oxy hóa mạnh mẽ này có thể giúp bảo vệ não khỏi bị hư hại do quá trình lão hóa và bệnh tật có thể xuất hiện, để cũng như từ đó có thể giúp cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung ở một số người.

3. Cách sử dụng tỏi và mật ong

Bạn có thể tận hưởng nhiều lợi ích sức khỏe của tỏi và mật ong bằng cách chế biến chúng trong các món ăn của mình như bột thành phần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Tỏi tươi nghiền hoặc băm nhỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất. Còn với bột tỏi và chiết xuất tỏi già cũng có nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thành phần của dầu tỏi có ít đặc tính tốt cho sức khỏe hơn, nhưng vẫn có thể được sử dụng để tăng thêm hương vị cho món ăn trong quá trình chế biến.

Thực phẩm bổ sung tỏi thường chứa bột tỏi và không có liều lượng khuyến nghị cho tỏi tươi hoặc tỏi bổ sung. Một số nghiên cứu dựa trên lâm sàng cho thấy rằng bạn có thể nhận được lợi ích sức khỏe từ liều lượng tỏi sử dụng hàng ngày từ 150 đến 2.400 miligam bột tỏi.

Mật ong thô, hay mật ong nguyên chất có thể được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chữa ho, cảm lạnh và viêm họng. Các chuyên gia lâm sàng khuyên bạn nên sử dụng mật ong cam quýt, mật ong bạch đàn và mật ong labiatae để trị ho. Uống một thìa mật ong khi cần thiết hoặc thêm mật ong vào các loại trà thảo mộc có thể đem lại nhiều tác dụng và giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.

Mật ong cũng có thể được sử dụng lên da để giúp làm dịu làn da khi phát ban dị ứng, bùng phát mụn trứng cá hoặc các kích ứng da khác. Mật ong cũng có thể được sử dụng để giúp chữa lành các vết thương ngoài da, vết bỏng hoặc vết trầy xước. Thêm vào đó, nó còn có tác dụng làm sạch da và thoa một lượng nhỏ mật ong y tế trực tiếp lên vùng da đó.


Tỏi ngâm mật ong cần được dùng đúng cách
Tỏi ngâm mật ong cần được dùng đúng cách

4. Tác dụng phụ tiềm ẩn của tỏi và mật ong

Các hợp chất dinh dưỡng và sức khỏe chứa trong tỏi và mật ong có thể gây ra những tác dụng phụ hoặc phản ứng ở một số người trong quá trình sử dụng. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn có ý định sử dụng bổ sung tỏi hoặc mật ong.

Tương tác với tỏi

Tỏi có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người trong một vài tình huống cụ thể. Nên khi uống bổ sung tỏi hoặc ăn tỏi với liều lượng lớn có thể làm loãng máu và tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, tỏi có thể gây ra tương tác tiêu cực với các loại thuốc làm loãng máu, bao gồm các: Salicylate (Aspirin); Warfarin (Coumadin); Clopidogrel (Plavix). Tỏi cũng có thể gây trở ngại cho một loại thuốc kháng virus saquinavir được sử dụng để điều trị HIV.

Tương tác mật ong

Sử dụng mật ong có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung mật ong vào chế độ ăn kiêng của mình.

Mật ong không được biết sẽ tương tác với các loại thuốc khác, nhưng mật ong có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người cụ thể. Nếu bạn bị dị ứng với các thành phần như phấn ong, bạn hãy hỏi bác sĩ tư vấn sử dụng mật ong có an toàn cho bạn không. Mật ong cũng có thể chứa các loại phấn hoa khác cũng có thể có tác dụng kích hoạt các phản ứng như:

Cảnh báo

Trẻ sơ sinh dưới một tuổi không nên cho trẻ uống mật ong - thậm chí không được nếm mật ong. Mật ong có thể gây ra một số tình trạng liên quan đến dạ dày hiếm gặp nhưng nghiêm trọng - ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh. Lý do của phản ứng này do các bào tử vi khuẩn có thể có trong mật ong.

Tỏi và mật ong đã được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu y học gần đây đã chứng minh tỏi và mật ong mang lại một số đặc tính sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu liều lượng chính xác và lợi ích của tỏi và mật ong đối với từng đối tượng cụ thể. Mặc dù bạn có thể nhận được lợi ích từ các đặc tính dinh dưỡng và y học của tỏi và mật ong bằng cách sử dụng chúng trong nấu ăn hàng ngày. Nhưng, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng xem việc bổ sung tỏi hoặc mật ong có phù hợp với bạn không.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe