Tìm hiểu về tình trạng chảy máu bất thường giữa kỳ kinh

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt là một tình trạng chảy máu âm đạo bất thường. Khi phụ nữ ra máu nhiều và kéo dài giữa chu kỳ kinh nguyệt có thể là cảnh báo cho những bệnh phụ khoa đáng lo ngại, thậm chí là ung thư. Vì thế chị em phụ nữ cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt là như thế nào?

Thông thường, phụ nữ thường trải qua các đợt chảy máu âm đạo kéo dài từ 5 đến 7 ngày, được gọi là kỳ kinh nguyệt hoặc hành kinh và chu kỳ này lặp lại từ 21 đến 35 ngày. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt thì được xem là xuất huyết âm đạo hay chảy máu âm đạo bất thường.

Các triệu chứng của chảy máu bất thường giữa kỳ kinh thường bao gồm:

  • Chảy máu ít giữa hai kỳ kinh;
  • Chảy máu nhiều trong kỳ kinh đến mức băng vệ sinh bị ướt đẫm;
  • Chảy máu âm đạo kéo dài liên tục hàng tuần, còn gọi là rong kinh.

2. Nguyên nhân dẫn đến chảy máu âm đạo bất thường

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất cần lưu ý:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

3. Chảy máu bất thường giữa kỳ kinh có nguy hiểm không?

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, nghiêm trọng có thể dẫn đến cả ung thư. Nếu không được xử lý kịp thời và hiệu quả, điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Suy nhược cơ thể do mất máu: Tình trạng chảy máu kéo dài không được điều trị có thể khiến bệnh nhân bị thiếu máu, dẫn đến suy nhược, choáng váng và chóng mặt. Trong trường hợp nghiêm trọng, tính mạng có thể bị đe dọa vì mất lượng máu lớn.
  • Việc chảy máu âm đạo bất thường còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Phụ nữ chảy máu âm đạo bất thường có thể suy giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hay có thể là vô sinh.  
  • Bên cạnh đó, việc ra máu âm đạo bất thường làm suy giảm chất lượng cuộc sống của phụ nữ, khiến tâm trạng luôn bất an, mệt mỏi và dễ căng thẳng, suy nghĩ dễ theo hướng tiêu cực.

4. Chẩn đoán tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt

Khi cần xác định mối liên hệ giữa tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề phụ khoa nghiêm trọng, các bác sĩ có thể có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau để tiến hành chẩn đoán:

  • Pap Smear: Đây là quy trình kiểm tra tế bào cổ tử cung nhằm xác định các tế bào khác thường có khả năng dẫn đến ung thư. Ở giai đoạn tiền ung thư, lúc này các tế bào bất thường chỉ xuất hiện ở bề mặt ngoài của cổ tử cung mà chưa xâm lấn vào các mô sâu hơn.  
  • Xét nghiệm HPV: Phát hiện sự hiện diện của virus HPV kết hợp với soi cổ tử cung để phát hiện bất thường, từ đó bác sĩ sẽ lấy làm cơ sở cho các xét nghiệm chuyên sâu hơn như sinh thiết.
  • Sinh thiết: Thu thập mẫu mô nghi ngờ để xét nghiệm, từ đó chẩn đoán chính xác ung thư cổ tử cung.
  • Nếu cần xác định giai đoạn và mức độ lan rộng của ung thư, có thể cần tiến hành thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan).

5. Phương pháp điều trị

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý thích hợp dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.  

Ví dụ, nếu chảy máu âm đạo do nhiễm trùng hoặc các bệnh lý như u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc đề nghị can thiệp phẫu thuật. Nếu chảy máu do tác dụng phụ của phương pháp tránh thai hiện tại, bác sĩ sẽ tư vấn chuyển sang một phương pháp tránh thai khác.

Lưu ý, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Trong suốt quá trình điều trị, nên tránh quan hệ tình dục, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và tái khám đúng lịch hẹn. 

Tùy vào tình trạng chảy máu giữa chu ký kinh nguyệt bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc đề xuất phẫu thuật.
Tùy vào tình trạng chảy máu giữa chu ký kinh nguyệt bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc đề xuất phẫu thuật.

7. Làm gì để ngăn chặn tình trạng ra máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt?

Nếu đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục hoặc đã trên 18 tuổi, phụ nữ nên thực hiện kiểm tra tiểu khung và xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP) hàng năm. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, người bệnh cần tới cơ sở chuyên khoa để kiểm tra và xác định nguyên nhân. Có hai trường hợp cần gặp bác sĩ ngay là:

  • Băng vệ sinh bị thấm đẫm máu chỉ trong vòng 1 giờ hoặc ít hơn;
  • Nghi ngờ mang thai và gặp tình trạng ra máu.
  • Dựa vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau như:
  • Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc uống hoặc các biện pháp tránh thai để điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố…;
  • Áp dụng các thủ thuật y khoa: Ví dụ như thuyên tắc động mạch tử cung, hút và nạo buồng tử cung, hoặc phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu mà chị em phụ nữ không nên bỏ qua. Hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ghi nhận mọi dấu hiệu bất thường để cung cấp thông tin kịp thời cho bác sĩ phụ khoa khi cần thiết. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe