Tìm hiểu về thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp

Thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp do đặc tính là bay hơi, dễ hấp thụ vào cơ thể và có tác dụng nhanh nên thuốc thường được dùng để khởi mê, thay thế cho các loại thuốc tiêm.

1. Thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp

Tùy theo phương thức đưa thuốc mê vào cơ thể mà chúng được chia thành 2 loại, bao gồm:

Thuốc mê đường hô hấp được sử dụng để duy trì mê nhưng thuốc cũng có thể được dùng để khởi mê, đặc biệt là đối với trẻ em. Thuốc mê đường hô hấp gồm 2 loại:

  • Thể khí
  • Thể bay hơi: Isofluran, halothan, sevoran...

Thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp do đặc tính là bay hơi, dễ hấp thụ vào cơ thể và có tác dụng nhanh nên thuốc thường được dùng để khởi mê, thay thế cho các loại thuốc tiêm. Bên cạnh đó, thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp còn có tác dụng an thần, có hiệu quả giãn cơ. So với các loại thuốc mê khác, thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp cũng có tác dụng nhanh hơn. Trong một số cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, thuốc mê hô hấp, đặc biệt là thuốc mê bay hơi được sử dụng nhiều trong việc điều trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá 3 lần sẽ gây tác động không tốt đến người bệnh.


Thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp Halothan
Thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp Halothan

2. Chỉ định thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp

Các trường hợp được chỉ định dùng thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp bao gồm:

  • Sử dụng để duy trì mê trong phẫu thuật cho người lớn và trẻ em
  • Dùng để gây mê ngoại trú
  • Có thể được sử dụng để khởi mê

3.Chống chỉ định thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp


Chống chỉ định dùng thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp trong một số trường hợp sau:


Bệnh nhân bị vàng da không nên sử dụng thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp
Bệnh nhân bị vàng da không nên sử dụng thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp

4. Cơ chế tác dụng của thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp

Hiện chưa xác định được rõ cơ chế tác dụng của thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp. Trong thần kinh trung ương, các kênh ion khác nhau được cho là đóng vai trò và được chứng minh là nhạy cảm với thuốc mê bay hơi.

Tuy chưa xác định được cơ chế chính xác của thuốc mê bay hơi, nhưng có một số yếu tố được coi là ảnh hưởng đến sự hấp thu, bào gồm:

  • Hệ số phân bố máu khí: Sự hấp thu thuốc gây mê vào máu sẽ thấp hơn khi thuốc có khả năng hòa tan trong máu thấp hơn. Khi thân nhiệt bị hạ và lipid máu tăng sẽ tác động khiến độ tan của thuốc mê bay hơi trong máu được tăng lên.
  • Nồng độ của khí mê được hít vào: Kích thước vòng lưu thông khí, tỷ lệ dòng khí mới và sự hấp thu khí mê của các thành phần vòng mạch sẽ ảnh hưởng tới nồng độ của khí mê được hít vào
  • Thông khí phế nang: Quá trình vận chuyển hoặc hấp thụ thuốc mê có thể bị thay đổi bởi việc tăng thông khí phút, giữ các thông số khác
  • Hiệu ứng đậm độ: Nếu cơ thể hấp thụ một lượng thuốc mê lớn sẽ tạo ra khoảng trống phế nang để hít khí vào do đó thể tích khí lưu thông được tăng lên, nồng độ thuốc gây mê trong phế nang cũng tăng lên.
  • Hiệu ứng khí thứ hai: Hiệu ứng độ đậm dẫn tới kết quả này
  • Cung lượng tim: Việc tăng cung lượng tim sẽ làm tăng hấp thu thuốc mê và ngược lại. Đặc biệt, điều này được thể hiện rõ rệt hơn đối với thuốc mê hòa tan cao hoặc hệ thống thở kín
  • Sự chênh lệch giữa nồng độ thuốc mê giữa phế nang và máu tĩnh mạch: Nếu có sự chênh lệch áp suất riêng phần của thuốc mê giữa phế nang và dòng máu tại phổi thì sự hấp thụ thuốc mê vào máu sẽ giảm.

Bệnh nhân được hít thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp
Bệnh nhân được hít thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp

5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp

Thuốc mê thường khá an toàn nếu được sử dụng đúng liều lượng, tuy nhiên nếu sử dụng quá liều, các tác dụng phụ có thể xuất hiện và mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.

Thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp có thể gây ra một số tác dụng ngoài mong muốn đối với người bệnh, ví dụ như:

  • Có thể khiến người bệnh quên và mất ý thức
  • Gây ức chế hoạt động điện não và thần kinh trung ương
  • Gây ức chế hô hấp, suy hô hấp phụ thuộc vào liều lượng
  • Bệnh nhân có thể bị ho, nấc
  • Bệnh nhân bị co thắt phế quản
  • Huyết áp giảm
  • Bệnh nhân bị loạn nhịp tim
  • Nôn, buồn nôn sau khi tỉnh
  • Rét run
  • Đường thở bị kích thích khi gây mê nông khiến người bệnh bị ho, co thắt thanh quản hoặc khí quản, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị hen suyễn hoặc có hút thuốc lá
  • Mức độ nhạy cảm của cơ tim tăng lên
  • Cơ tim bị ức chế và gây giãn mạch hệ thống

Bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp
Bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp

Thực tế, thuốc mê được coi là khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, việc thiếu hiểu biết về thuốc cũng như dùng không đúng liều lượng thuốc sẽ dẫn đến những tác dụng ngoài mong muốn, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, cần hết sức lưu ý và cẩn trọng khi sử dụng thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp nói riêng và thuốc mê nói chung.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe