Tìm hiểu về acid amin Leucine

Leucine, Isoleucine và Valine là các nhánh chuỗi axit amin (BCAA). Chúng tạo thành một nhóm quan trọng của các axit amin. Trong số này, Leucine được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất bởi vì tốc độ oxy hóa của nó cao hơn so với isoleucine hay valine.

1. Leucine là gì?


Leucine là một trong những axit amin được tìm thấy trong protein
Leucine là một trong những axit amin được tìm thấy trong protein

Leucine là một trong những axit amin được tìm thấy trong protein. Leucine được xếp vào loại axit amin kỵ nước. Đây là loại axit amin thiết yếu, có thể không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn.

Leucine được tìm thấy có trong thịt, cá, gia cầm. Leucine có khả năng kích thích sự tổng hợp protein, giúp cơ thể để xây dựng cơ bắp và có liên quan chặt chẽ đến việc giải phóng các tiền chất gluconeogen như alanine.

Nồng độ leucine giảm đáng kể sau khi tập aerobic ( từ 11-33%), hay tập thể dục (30%). Trong quá trình tập aerobic, nồng độ leucine giảm và lượng dự trữ glycogen giảm.

2. Lợi ích của Leucine

  • Xây dựng cơ bắp: Các vận động viên cần bổ sung Leucine do sự tác động mạnh mẽ của nó đến việc tăng cơ. Đây là axit amin quan trọng để tổng hợp cơ, giúp kích hoạt xây dựng cơ bắp để tối ưu hóa việc tập luyện thể thao.

Việc tiêu thụ protein tạo ra sự gia tăng tổng hợp protein cơ bắp. Protein kích thích quá trình xây dựng trong cơ bắp. Axit amin leucine có liên quan nhiều nhất đến tăng tổng hợp protein.

  • Làm chậm sự suy giảm cơ bắp theo độ tuổi: Theo một số nghiên cứu đã cho thấy, Leucine được cho có tác dụng làm chậm sự suy giảm cơ bắp bởi tác động của lão hóa, giúp cải thiện sự tổng hợp cơ ở người lớn tuổi. Việc bổ sung leucine cũng góp phần hạn chế giảm cân do suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.
  • Hiệu suất thể dục được cải thiện: Những đối tượng thường xuyên phải luyện tập thể dục hay những người mới tập cũng thường bổ sung leucine để làm tăng hiệu suất tập luyện.

Bổ sung Leucine hiệu suất thể dục được cải thiện
Bổ sung Leucine hiệu suất thể dục được cải thiện

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung leucine trong sáu tuần đã cải thiện được đáng kể sức chịu đựng cũng như sức mạnh của cơ thể bên cạnh đó axit amin này còn giúp tăng cường khối lượng mô cơ và cải thiện hiệu suất thể dục ở những người lớn tuổi.

  • Giảm mỡ: Leucine hỗ trợ xây dựng cơ bắp đồng thời giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Leucine kích thích cơ thể đốt cháy chất béo dưới da để xây dựng các mô cơ. Sử dụng leucine để giảm cân sẽ giữ được khối lượng cơ bắp đồng thời bạn sẽ mất đi chất béo trong cơ thể.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng leucine làm giảm sự tích lũy chất béo trong quá trình lão hóa và ngăn chặn sự phát triển của bệnh béo phì.

  • Thúc đẩy sự phục hồi cơ bắp: Bạn sẽ cảm thấy người đau ê ẩm, mệt mỏi sau khi tập luyện với cường độ cao, nhiều lúc bạn không thể luyện tập tiếp bởi những cơn đau.

Một số nghiên cứu cho thấy vai trò tiềm năng của leucine trong việc hồi phục cơ bắp. Việc tiêu thụ leucine sau khi làm việc có thể kích thích phục hồi và tổng hợp protein.

Leucine giúp duy trì các mô cơ bắp thông qua việc duy trì sự cân bằng nitơ, cơ thể được cung cấp năng lượng ngay cả khi đang luyện tập và glycogen trong cơ bắp được bảo tồn để sử dụng cho sự co cơ.

  • Lượng đường trong máu được ổn định: Đường huyết tăng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn gây nên các triệu chứng như mệt mỏi, giảm cân...tình trạng sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu đường huyết không được kiểm soát.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, leucine có thể duy trì mức đường trong máu bình thường.

Bên cạnh đó, leucine còn được chứng minh là có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tín hiệu insulin và hấp thụ glucose để kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Hỗ trợ bệnh nhân bị xơ gan: Xơ gan có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết nội tạng, vàng da vàng mắt...nguy hiểm hơn là ung thư gan và có thể gây tử vong.

BCAA được chứng minh lâm sàng là có hiệu quả trong việc cải thiện hàm lượng albumin trong máu ở những bệnh nhân bị xơ gan đồng thời giảm các biến chứng nguy hiểm do xơ gan gây ra. Với hàm lượng albumin trong máu thấp, bệnh nhân bị xơ gan có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Bệnh nhân bị xơ gan nếu bổ sung quá nhiều protein sẽ khiến cho gan làm việc nhiều hơn. Sử dụng nhánh BCAA sẽ tốt hơn cho bệnh nhân bị xơ gan, ức chế con đường tiêu hủy protein gây teo cơ.

3. Tác dụng phụ của Leucine

Việc tiêu thụ leucine trong thực phẩm được đánh giá là an toàn. Bổ sung leucine liều cao có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như mệt mỏi.


Bổ sung leucine liều cao có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như mệt mỏi
Bổ sung leucine liều cao có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như mệt mỏi

Leucine có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất vitamin B3. Bên cạnh đó, leucine còn có thể làm giảm sản xuất serotonin, chất này liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng.

Leucine liều cao có thể gây độc và tăng nồng độ amoniac trong máu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nên giới hạn dưới 50mg leucine/kg trọng lượng cơ thể để giảm các nguy cơ tác dụng phụ.

Đối với những người mắc bệnh siro niệu, cần thận trọng khi bổ sung leucine bởi việc sử dụng leucine bừa bãi có thể gây nên các triệu chứng như hôn mê, sụt cân hoặc có thể là tổn thương thần kinh.

4. Leucine có trong thực phẩm nào?


Leucine có trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày
Leucine có trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày

Leucine có trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày.

Sau đây là một số thực phẩm giàu leucine:

  • Trứng
  • Thịt bò
  • Thịt lợn
  • Pho mát
  • Hạt mè
  • Thịt gà
  • Yến mạch
  • Đậu phộng
  • Hạt hạnh nhân

...

Bên cạnh đó, leucine còn có thể được bổ sung từ sữa. Việc bổ sung leucine liều cao có thể gây nên tác dụng phục và độc tính. Chính vì vậy, để có được kết quả tốt nhất, bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu leucine kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể tận dụng được tối đa lợi ích của axit amin này mang lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: ncbi.nlm.gov; drugs.com; webmd.com; nld.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe