Phụ nữ mang thai cần bảo vệ sức khỏe cẩn thận nhất. Uốn ván là một trong những bệnh gây tử vong cao ở phụ nữ mang thai và thai nhi. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con, phụ nữ mang thai cần được tiêm uốn ván. Vậy tiêm uốn ván có hại không? Tiêm uốn ván có phải kiêng gì không? là những điều mẹ bầu cần quan tâm
1. Tiêm phòng uốn ván có hại không?
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, cấp tính do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Nha bào uốn ván có thể tồn tại trong đất cát. Nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể khi gặp vết thương, quá trình sinh nở gây uốn ván tử cung của người mẹ và ở cả trẻ sơ sinh.
Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm phòng uốn ván nên được thực hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, những người chưa từng tiêm chủng uốn ván, bà bầu, trẻ em... để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Câu hỏi được đặt ra: tiêm uốn ván có hại không, nhất là ở trẻ nhỏ. Câu trả lời là hoàn toàn không ảnh hưởng gì, ngược lại giúp cả mẹ và con có một sức khỏe tốt. Thực tế, bà bầu khi tiêm uốn ván là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ, tránh lây nhiễm khi chuyển dạ và hạn chế việc bé bị uốn ván khi cắt dây rốn.
Không chỉ phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh uốn ván, mà những trường hợp sau cũng rất dễ bị mắc bệnh:
- Người làm trồng trọt, chăn nuôi
- Người dọn vệ sinh ở cống rãnh, khu chăn nuôi gia súc
- Công nhân công trường
2. Liều lượng tiêm uốn ván
Liều lượng tiêm uốn ván được thay đổi tùy vào từng đối tượng cụ thể:
- Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi): cần thực hiện 5 mũi tiêm phòng để tạo kháng thể phòng bệnh uốn ván, bảo vệ sức khỏe trong suốt thời kỳ sinh nở.
- Đối với phụ nữ mang thai lần đầu:
2 mũi tiêm phòng sẽ giúp cả mẹ và bé an toàn trước căn bệnh uốn ván, đặc biệt là với phụ nữ chưa tiêm phòng uốn ván lần nào. Thời gian khi tiêm 2 mũi phải cách nhau ít nhất 1 tháng và trước khi bước vào phòng sinh nở 15 ngày.
Mũi 1 không nên tiêm quá sớm vì thai kỳ mới được hình thành chưa ổn định. Thời gian phù hợp nhất để tiêm mũi 1 là trên 22 tuần ( khoảng tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5). Mũi thứ 2 sẽ cách mũi trước ít nhất 1 tháng và trước khi sinh em bé từ 15 - 30 ngày. Để hiểu rõ hơn về lịch tiêm chủng uốn ván cho bà bầu bạn có thể tham khảo bài viết này.
- Đối với phụ nữ đã tiêm uốn ván và mang thai từ lần hai trở lên: cần thực hiện tiêm mũi nhắc lại. Phụ nữ mang thai lần hai, lần ba cần chú ý.
Trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc uốn ván khi cắt dây rốn. Tuy nhiên, theo chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, trẻ sẽ được tiêm phòng uốn ván, một mũi kết hợp phòng 3 bệnh: bạch hầu - ho gà - uốn ván. Khi bé được 2 tháng tuổi sẽ tiến hành tiêm phòng. Tác dụng của tiêm uốn ván là bảo vệ suốt 5 năm. Tuy nhiên, sau thời gian tiêm từ 5 - 10 năm thì cần tiêm liều nhắc lại để bảo vệ sức khỏe bởi bệnh uốn ván suốt đời.
3. Tiêm uốn ván phải kiêng gì?
Tiêm uốn ván phải kiêng gì? Bạn cần kiêng một số thứ như:
- Không uống các chất có cồn như rượu, bia, các chất kích thích
- Hạn chế vận động mạnh
- Tránh làm nhiễm trùng vết tiêm
Giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin tiêm uốn ván cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, nếu đối tượng tiêm phòng là mẹ bầu thì việc xảy ra phản ứng là rất dễ, do mẹ bầu có hệ miễn dịch yếu hơn.
Có thể sau khi tiêm vắc -xin, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng nhẹ như: sốt nhẹ, đau và sưng tại vị trí tiêm... Những phản ứng nhẹ này sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng từ 1 -2 ngày. Nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Trầm trọng hơn, tiêm vắc-xin uốn ván sẽ gây ra các tác dụng phụ như: nổi hạch nơi tiêm, thâm nhiễm vùng tiêm. Các dấu hiệu này rất hiếm khi xảy ra.
Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã tự giải đáp được một số câu hỏi như: Tiêm uốn ván có phải kiêng gì không? Tiêm uốn ván có hại không? Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp các gói dịch vụ tiêm chủng vắc-xin uốn ván dành cho bà bầu, người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.