Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đỗ Ngọc Diệp - Bác sĩ Sơ sinh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Những năm tháng đầu đời, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tới tính mạng. Vì thế, tiêm chủng vắc-xin chính là cách tạo hệ miễn dịch phòng bệnh tốt cho trẻ. Vậy cha mẹ cần nắm được những điều gì trước khi thực hiện tiêm chủng vắc-xin cho trẻ sơ sinh?
1. Các nguy cơ khi tiêm phòng cho trẻ sinh non
Trẻ sinh non/ nhẹ cân là trẻ được sinh trước 37 tuần tuổi thai và có cân nặng dưới 2500 gram. Trẻ sinh non dễ mắc một số bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin như bệnh ho gà, bệnh Haemophilus Enzae loại b (Hib), bệnh phế cầu khuẩn và cúm. Không dừng lại ở đó, trẻ sinh non và nhẹ cân có nguy cơ cao bị các biến chứng nặng do các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. hơn so với trẻ đủ tháng.
Vắc-xin là miễn dịch, an toàn và dung nạp tốt ở trẻ non tháng. Trẻ sinh non nên được tiêm phòng vắc-xin bằng cách sử dụng cùng một lịch trình như thường được khuyến nghị cho trẻ đủ tháng, ngoại trừ vắc-xin viêm gan B, trong đó nên tiêm thêm liều ở trẻ sơ sinh nhận liều đầu tiên trong những ngày đầu đời nếu cân nặng ít hơn hơn 2000g, vì phản ứng miễn dịch giảm.
Vắc-xin ở trẻ non tháng và / hoặc nhẹ cân an toàn tương đương với trẻ sơ sinh đủ tháng, ngoại trừ khả năng tăng tạm thời hoặc tái phát ngưng thở sau khi tiêm vắc-xin. Theo đó, ngưng thở có thể có hoặc không kèm theo nhịp tim chậm đến 48 giờ sau tiêm chủng vắc-xin 5 trong 1 hoăc vắc-xin 6 trong 1.
1.1. Yếu tố nguy cơ có thể gây cơn ngưng thở sau tiêm vắc-xin
- Đã có cơn ngưng thở trước đó 24 giờ
- Bệnh lý nặng sau sinh
- Tuổi sau sinh chưa được 67 ngày hay đẻ non với cân nặng <1500gr
- Đã có cơn ngưng thở sau mũi vắc-xin đầu
1.2. Khuyến cáo theo dõi cơn ngưng thở
- Theo dõi sát ngay sau mũi tiêm đầu
- Nếu đã bị ngưng thở sau mũi tiêm đầu thì các mũi sau cũng phải theo dõi sát
- Không để lại di chứng nếu sau tiêm vắc-xin có cơn ngưng thở
- Không cần ngưng/tiêm trì hoãn/bỏ mũi tiêm
1.3. Phản ứng không mong muốn sau tiêm vắc-xin (Anaphylaxis)
Rất ít gặp, nếu có xảy ra nhanh với các biểu hiện nặng: Trụy tim mạch, da tái nhợt, không tỉnh táo, mạch yếu. Nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu khác: đỏ da chi, tắc nghẽn đường thở trên, tiếng khóc bé. Lúc này cần nhanh chóng xử trí bằng cách kêu gọi hỗ trợ, dùng adrenaline với nồng độ: 1/1000, liều: 0.05-0.1 ml (0.01 ml/kg), tiêm bắp sâu. Tần suất dùng: Mỗi 5 phút cho đến khi có cung lượng tim tốt.
2. Nhận biết phản ứng bất thường sau tiêm
Trẻ nhỏ sau tiêm chủng cần được ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
Theo đó, các bậc cha mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ sau tiêm thường xuyên tại nhà trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần, bú mẹ, ăn, ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm,... để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Nếu trẻ sốt sau tiêm, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Các bậc cha mẹ cần lưu ý không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Sau đó, đưa trẻ đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu như: sốt cao ( ≥ 39°C), co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, ....hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày
3. Việc khám sàng lọc trước tiêm vắc-xin đối với trẻ đẻ non quan trọng như thế nào?
Khám trước tiêm chủng cho trẻ sinh non rất quan trọng, nhất là những mũi tiêm vắc-xin đầu tiên. Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ nắm được thể trạng, xem xét trẻ có khoẻ không, có đủ điều kiện tiêm phòng hay không? Có nguy cơ gì sau tiêm sẽ xảy ra thông qua khai thác tiền sử mang thai, khi sinh của trẻ.
Theo đó, trẻ sinh non sẽ chống chỉ định khi đang sốt cao hoặc đang điều trị một bệnh lý bẩm sinh có thể gây phản ứng với vắc-xin. Thực tế, việc tiêm vắc-xin cho trẻ sinh non không nên trì hoãn mà cần thực hiện đúng thời điểm để kịp thời xây dựng miễn dịch bảo vệ cơ thể non yếu của trẻ trước những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ ở trong những tình huống sau nên cân nhắc về việc tiêm phòng cho trẻ:
- Đã từng gặp phải những phản ứng sau tiêm chủng trong những lần khi đi tiêm chủng trước đây.
- Gặp phải tình trạng phản vệ hay sốc phản vệ khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm
- Những trẻ sinh non đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc điều trị ung thư không nên tiêm phòng do hệ miễn dịch bị suy yếu nhiều.
- Trẻ đang mắc các bệnh lý cấp tính, sốt cao
- Trẻ sinh quá non tuần.
4. Cha mẹ cần chuẩn bị gì cho bé trước khi đi tiêm chủng?
Để chuẩn bị tốt cho bé khi đi tiêm chủng, cha mẹ cần lưu ý một số nội dung sau:
4.1 Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé
- Trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không?
- Cân nặng của con có > 2000 g?
- Trẻ có đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính không?
- Trẻ đang bị viêm da mủ hoặc chàm ngoài da?
- Trẻ mới khỏi bệnh còn đang trong thời kỳ hồi phục?
Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của trẻ và quyết định có nên tiêm chủng hay không?
4.2. Khi đi tiêm cho trẻ cần phải làm những gì?
- Cha mẹ cần mang theo sổ tiêm chủng hoặc phiếu tiêm chủng của bé: Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng và cần được giữ gìn cẩn thận. Các thông tin trong đó sẽ giúp bác sĩ tham vấn để cha mẹ lựa chọn phương án tiêm phòng tối ưu cho trẻ
- Ghi chú về các loại thuốc bé đang sử dụng hoặc đã từng sử dụng kéo dài trên 2 tuần: Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của vắc-xin, do đó đây cũng là thông tin quan trọng mà cha mẹ cần báo cho bác sĩ và nhân viên y tế.
Ngoài ra, trước khi tiêm ngừa, phụ huynh cần vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, tránh cho trẻ ăn quá no nhưng cũng không nên để bụng đói vì có thể sẽ khiến trẻ bị đói lả sau khi tiêm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có vắc-xin phòng nhiều loại bệnh. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:
- Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
- 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Những năm tháng đầu đời, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tới tính mạng: tiêu chảy, thuỷ đậu, viêm não, ho gà, sởi,...Vì vậy, hãy lên lịch tiêm chủng trọn gói cho bé tại Vinmec để trẻ được phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Lơ là tiêm phòng – sự hối hận muộn màng
XEM THÊM:
- Những mũi vắc-xin phải tiêm cho trẻ trước 12 tháng tuổi
- Mách mẹ những mũi tiêm vắc-xin bảo vệ con cả đời
- Vì sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu tiên sau sinh?