Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Tê nhức tay chân là bệnh lý bất cứ ai đều mắc phải ở các tình trạng khác nhau. Nếu tê bì chân tay thường xuyên và không khỏi thì người bệnh cần hết sức chú ý để đi khám xác định đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khó lường về sau.
1. Tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì?
Tình trạng tê bì chân tay thường khởi phát nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, chân, cảm giác như bị tiêm chích. Các triệu chứng này có thể nặng thêm và kéo dài, đồng thời đau tê bì sẽ lan rộng dọc cánh tay, bàn chân gây ảnh hưởng đến cử động cho người bệnh. Triệu chứng tê bì chân tay có thể xuất hiện ở các ngón chân, bàn chân, tay, cánh tay, bả vai, đùi, mông, vùng thắt lưng...
Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, nhiều khi mất đi cảm giác, có lúc lại đau đớn tùy vào tình trạng cụ thể của từng người. Cũng tùy nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay mà người bệnh có các dấu hiệu đi kèm như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đau dọc đường dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thậm chí, người bệnh có thể bị liệt vận động, với các biểu hiện như ăn nhiều nhưng sụt cân nhiều...
Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.
2. Thường xuyên tê bì chân tay thường do nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tê bì chân tay thường xuyên là ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý cộng thêm áp lực cuộc sống...
Bên cạnh đó, tê bì chân tay thường xuyên còn xuất hiện trong một số trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai ở cuối thai kỳ thường có triệu chứng tê bì chân tay do thai chèn ép các mạch máu, dây thần kinh khiến việc tuần hoàn máu khó hơn. Bởi vậy khi ở một tư thế lâu, khi ngủ bị chèn ép, thực hiện các động tác ngồi xổm, đứng lâu sẽ bị tê bì tay chân thường xuyên.
- Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông dẫn đến tê bì chân tay. Các tư thế đứng ngồi, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi liên tục... là các nguyên nhân dẫn đến tê chức chân tay thường xuyên.
- Một số trường hợp tê bì chân tay do thời tiết thay đổi, đặc biệt khi chuyển mùa, trời lạnh, gây rối loạn cảm giác.
- Một số loại thuốc gây tác dụng phụ tê bì chân tay.
- Người bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng tê nhức chân tay do biến chứng của bệnh.
3. Chẩn đoán và phòng ngừa tê bì chân tay thường xuyên
Người bệnh cần được khám lâm sàng, cận lâm sàng để tìm ra chính xác nguyên nhân của bệnh tê bì chân tay thường xuyên. Khi khám, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin lâm sàng, chỉ định xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để tìm ra những dấu hiệu bất thường, là nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay thường xuyên. Qua đó, người bệnh được định hướng điều trị đúng phương pháp, hiệu quả và kịp thời.Ngoài ra, chúng ta nên biết các biện pháp để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay thường xuyên như:
- Tăng cường vận đồng cơ thể, tập thể dục thường xuyên.
- Chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, bổ sung đầy đủ các vi chất.
- Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, không vận động...
- Hạn chế rượu bia, các chất kích thích.
- Bỏ thuốc lá.
- Giữ ấm cho tay chân khi chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông.
Đặc biệt đối với các đối tượng như người bị bệnh đái tháo đường, phụ nữ mang thai, người bệnh tim mạch... cần lưu ý khám sức khỏe ngay khi có triệu chứng tê bì chân tay thường xuyên.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.