Thuốc Phosphasal có tác dụng làm giảm sự khó chịu, đau, giúp tiểu dễ, giảm chuột ruột và co thắt đường tiết niệu gây ra do nhiễm trùng hoặc một số trường hợp do can thiệp y tế. Thuốc đi vào cơ thể bằng đường uống.
1. Thuốc Phosphasal có tác dụng gì?
Thuốc điều trị đau, giảm sự khó chịu, và giúp bệnh nhân đi tiểu dễ dàng ở bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu. Thuốc chứa các thành phần bao gồm:
- Methenamine và xanh methylen đều giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có trong nước tiểu.
- Salicylate có là một chất giúp giảm đau.
- Ngoài ra thuốc còn chứa một số thành phần (như natri photphat, axit benzoic) để làm cho nước tiểu có tính axit hơn, giúp methenamine hoạt động tốt hơn.
- Hyoscyamine là một chất chống co thắt, giãn cơ của đường tiết niệu để giảm chuột rút.
- Thuốc này được khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi vì trẻ em rất nhạy cảm và dễ mắc các tác dụng phụ từ thuốc.
2. Cách sử dụng thuốc Phosphasal
Thuốc được sản xuất ở dạng viên nén, màu xanh dương dùng với đường uống, liều lượng thường là 4 lần trên một ngày. Uống thuốc với nhiều nước, hoặc có thể dùng sau bữa ăn để tránh tình trạng đau dạ dày.
Liều lượng sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác và khả năng đáp ứng với điều trị của bạn. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc, không dùng chung thuốc với thuốc kháng acid, hoặc các sản phẩm có chứa lượng caffeine cao(như cà phê, trà) vì sẽ làm giảm tác dụng từ thuốc, hãy dùng sau khi uống thuốc kháng acid sau một tiếng.
Hãy báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không đỡ sau khi dùng thuốc hoặc nếu cơ thể của bạn có các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu (chẳng hạn như nóng rát, đau đớn khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên).
3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Phosphasal
Việc sử dụng thuốc Phosphasal có thể gây ra cho cơ thể của bạn một số các tác dụng không mong muốn, bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Miệng khô, chóng mặt, buồn ngủ
- Mắt mờ
- Táo bón
- Thuốc có thể làm cho nước tiểu hoặc phân chuyển sang màu xanh lam.Tác dụng này là vô hại và sẽ biến mất sau khi ngừng dùng thuốc
- Các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm nóng da, da khô dễ bầm tím, dễ chảy máu và đỏ ửng, lượng nước tiểu thay đổi, khó khăn khi đi tiểu, đau dạ dày, chất nôn thì như bã cà phê, các vấn đề về gan dễ nhận biết như vàng mắt, vàng da
- Nhận ngay trợ giúp y tế ngay lập tức nếu xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, nhịp tim đập bất thường, đau ngực, cứng cổ, buồn nôn và nôn mửa dữ dội, da đổ mồ hôi nhiều (đôi khi kèm sốt), mở rộng đồng tử, thị lực giảm, nhạy cảm với ánh sáng.
- Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như toàn thân phát ban, ngứa sưng (đặc biệt là mặt, lưỡi hay cổ họng), chóng mặt và khó thở.
- Đây không bao gồm tất cả các tác dụng phụ mà khi dùng thuốc Phosphasal có thể xảy ra.
4. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Phosphasal
Trước khi dùng thuốc này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với thuốc hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc, aspirin, NSAID, alkaloids belladonna (như atropine, scopolamine), nếu bạn có vấn đề dị ứng nào khác ngoài ra.
- Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là: vấn đề về thận, vấn đề về gan, vấn đề tắc nghẽn đường tiết niệu, khó đi tiểu (như do tuyến tiền liệt mở rộng), vấn đề về dạ dày, ruột (như tắc nghẽn hoặc loét), bệnh tăng nhãn áp, các vấn đề về tim, huyết áp cao, bệnh nhược cơ, các vấn đề về chảy máu, đông máu, thiếu hụt một số enzym (thiếu hụt pyruvate kinase hoặc G6PD).
- Tuyệt đối không điều khiển xe, sử dụng, vận hành máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo hoặc tầm nhìn rõ ràng do thuốc có thể gây buồn ngủ, và thị lực giảm.
- Nên tránh vận động, làm việc dưới thời tiết nắng nóng do thuốc có thể làm bạn ít đổ mồ hôi, tăng cao nguy cơ đột quỵ.
- Trước khi tiến hành phẫu thuật, hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn về tất cả các sản phẩm bao gồm cả thuốc không kê đơn.
- Thuốc này được khuyến cáo là không nên sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi. Do trẻ em nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc này. Người lớn tuổi cũng có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này như là lú lẫn, tăng cơn buồn ngủ, táo bón và khó đi tiểu.
- Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, thì không được khuyến khích sử dụng thuốc Phosphasal này. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả nhất.
5. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng nhiều loại. Một số sản phẩm có thể tương tác với nhau, bao gồm:
- Apraclonidine, atomoxetine,bupropion, carbamazepine, dichlorphenamide, methotrexate, mifepristone, pramlintide, tetrabenazine.
- Một số loại điều trị Parkinson (entacapone, levodopa, tolcapone).
- Một số loại thuốc cao huyết áp, methyldopa, thuốc sulfamid (bao gồm cả Thuốc kháng sinh sulfa như sulfamethoxazole), thuốc cường giao cảm (như amphetamine, ephedrine).
- Các thuốc làm giảm lượng axit trong nước tiểu (như thuốc kháng axit, natri bicarbonate, kali hoặc natri citrate, acetazolamide).
- Thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với các loại thuốc khác, bao gồm thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel, thuốc làm loãng máu (như dabigatran, enoxaparin, warfarin).
- Tránh dùng các chất ức chế MAO khác (isocarboxazid, linezolid, moclobemide, phenelzine, procarbazine, rasagiline, safinamide, selegiline, tranylcypromine) trong khi điều trị thuốc này và kể cả trước và sau 2 tuần khi dùng thuốc này.
- Các thuốc bao gồm các sản phẩm thảo dược (như ma hoàng), thuốc thông mũi (như phenylephrine, pseudoephedrine), chất kích thích (như amphetamine, ephedrine, epinephrine), thuốc hỗ trợ ăn kiêng sẽ không được dùng kết hợp với thuốc Phosphasal này.
- Nếu bạn cũng đang dùng thuốc chống nấm nhóm azol (chẳng hạn như itraconazole, ketoconazole), hãy dùng thuốc Phosphasal này ít nhất 2 giờ sau khi dùng thuốc chống nấm.
6. Cách bảo quản thuốc Phosphasal
Bảo quản thuốc Phosphasal ở nơi khô, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào vì có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Không tự ý ném thuốc xuống nguồn nước, hay những nơi sinh hoạt chung, để xa khu vực có trẻ em và vật nuôi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com