Thuốc Olesom là thuốc được dùng trong điều trị các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, tắc nghẽn phổi, ... giúp làm long đờm ở cả người lớn và trẻ em. Vậy thuốc Olesom S có dùng cho trẻ sơ sinh được không?
1. Thuốc Olesom có tác dụng gì?
Thuốc Olesom có thành phần chính là ambroxol. Trong ống phế quản, dược chất này kích thích sản sinh huyết thanh và làm tăng sự bài tiết chất nhầy, đồng thời làm biến đổi mối tương quan giữa tế bào huyết thanh và thành phần của chất nhầy, từ đó giúp làm giảm độ nhớt của đờm.
Với công dụng này, thuốc Olesom cũng được cho là có tác dụng đối với người bị bệnh tắc nghẽn phổi nhẹ và trung bình. Ở người bệnh bị tắc nghẽn phổi nặng, thuốc không mang lại lợi ích rõ rệt. Điều trị khí dung với ambroxol được chỉ định ở những bệnh nhân không rửa phế quản bị ứ protein phế nang bào chế dưới dạng siro uống.
Thuốc Olesom được điều chế dưới dạng siro uống và được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:
- Các bệnh cấp tính và mãn tính đường hô hấp gây ho có đờm, khó khạc đờm bao gồm: viêm phế quản, hen phế quản, tắc nghẽn phổi mãn tính, khí phế thũng.
- Giãn phế quản
- Hội chứng khó thở ở người trưởng thành (sốc phổi), sốc phản vệ
- Điều trị biến chứng sau khi phẫu thuật phổi, theo dõi sau khi thực hiện các thủ thuật mở khí quản, soi phế quản (trước và sau).
2. Cách dùng và liều dùng thuốc Olesom
Với tác dụng trên, nhiều người thắc mắc thuốc Olesom có dùng cho trẻ sơ sinh được không? Câu trả lời là có, liều dùng cụ thể cho từng nhóm đối tượng như sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi: 2,5ml/lần, 2 lần/ngày.
- Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: 2,5ml/lần, 3 lần/ngày.
- Trẻ trên 5 tuổi: 5ml/lần, 2 - 3 lần/ngày.
- Người lớn: 5 - 10ml/lần, 3 - 4 lần/ngày.
3. Tác dụng phụ của thuốc Olesom
Người bị dị ứng với ambroxol - thành phần chính của thuốc Olesom có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Chóng mặt, hoa mắt, ngủ gà gật
- Buồn nôn, nôn
- Tay run tay, nhịp tim nhanh, có cảm giác đánh trống ngực
Ngoài ra, thuốc Olesom cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khác hiếm gặp như:
- Khô miệng, kích thích họng, co thắt phế quản, khàn tiếng, ho
- Tụt nồng độ kali trong máu, chuột rút
- Đau nhức đầu, dễ bị kích thích
- Nổi mày đay, phù nề
- Tụt huyết áp, trụy mạch.
4. Những lưu ý khi dùng thuốc Olesom
Trước khi dùng thuốc Olesom cần lưu ý:
- Thông báo với bác sĩ nếu người bệnh bị dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần của thuốc.
- Thuốc Olesom có thể tương tác với thuốc ức chế beta hoặc một số loại thuốc khác, gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn.
- Tiền sử bệnh tật bao gồm cường giáp, tiểu đường, các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tắc nghẽn cơ tim, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, rối loạn nhịp thất.
- Thuốc Olesom không được chỉ định với người mắc bệnh tim nặng.
- Bệnh nhân tiểu đường cần thận trọng, chú ý theo dõi nước tiểu và đường huyết.
Thuốc Olesom dùng được cho trẻ sơ sinh và người lớn, làm long đờm khi người bệnh mắc các bệnh cấp tính và mãn tính đường hô hấp như viêm phế quản, tắc nghẽn phổi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.