Thuốc Elimite: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Elimite là thuốc có công dụng điều trị những triệu chứng kích ứng da trong bệnh ghẻ. Bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề trong quá trình điều trị bằng loại thuốc này để hạn chế tác dụng phụ xảy ra.

1. Elimite có tác dụng gì?

Elimite là thuốc dùng để điều trị bệnh ghẻ. Thuốc có chứa thành phần Permethrin thuộc nhóm Pyrethrins, hoạt động bằng cách làm tê liệt và giết chết ve cũng như trứng của vi sinh vật gây bệnh.

Thuốc được bôi trên da, bôi sớm sau khi được chẩn đoán và kê đơn sẽ tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh. Elimite được bôi từ phần đầu đến lòng bàn chân, kể cả khu vực dưới móng tay và nếp gấp da, những vùng da mỏng như kẽ ngón chân, ngón tay theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân cần xoa nhẹ và massage để kem thẩm thấu vào sâu bên trong da.

Lưu ý: Không dùng thuốc Elimite nhiều hơn thời gian quy định và phải rửa sạch kem sau 8 – 14 giờ kể từ lúc bôi, có thể tắm để rửa sạch.

2. Chỉ định khi dùng thuốc Elimite

Chỉ định dùng thuốc Elimite trong điều trị bệnh lý ghẻ.


Thuốc Elimite dùng để điều trị những triệu chứng kích ứng da trong bệnh ghẻ
Thuốc Elimite dùng để điều trị những triệu chứng kích ứng da trong bệnh ghẻ

3. Lưu ý khi dùng thuốc Elimite

Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần tránh để Elimite dính vào mắt, mũi, miệng và âm đạo. Nếu bất cẩn để thuốc dính vào những vùng này thì rửa ngay với nước nhiều lần. Nếu có tình trạng kích ứng diễn ra sau đó thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh ghẻ đó là ngứa dữ dội và tăng vào ban đêm khi đi ngủ. Đôi khi người bệnh có thể nhìn thấy những đường gợn sóng nhỏ mịn trên da với hình ảnh con côn trùng nhỏ ở cuối đường hay còn gọi là đường hầm cái ghẻ. Những nốt sần được tìm thấy trên ngón tay, ngón chân, cổ tay, khuỷu tay, nách, thắt lưng, mông dưới, núm vú phụ nữ hay cơ quan sinh dục nam. Trong thường hợp thuốc Elimite đã tiêu diệt hết con cái ghẻ thì những xác chết của loại côn trùng này trong cơ thể vẫn sẽ làm cho bệnh nhân có cảm giác ngứa đến tuần thứ 4 sau khi điều trị. Lúc này, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng một số loại sản phẩm làm dịu đi cơn ngứa. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh ngày một xấu đi và không có chiều hướng thuyên giảm sau 2 tuần điều trị thì cần báo cho bác sĩ để có biện pháp bắt sống côn trùng, nhằm chữa trị dứt điểm.

Những tác dụng phụ hay gặp khi dùng Elimite đó là kích ứng da như: Ngứa, sưng, đỏ, châm chích da..., nếu những dấu hiệu này kéo dài và trầm trọng hơn thì báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để xử lý ngay.

Phản ứng dị ứng là hiếm gặp khi dùng thuốc Elimite nhưng vẫn để lại những ảnh hưởng nặng nề trên người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời. Những dấu hiệu cần cảnh giác đối với một tình trạng phản ứng dị ứng đó là phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt, khó thở...

Trước khi dùng thuốc Elimite thì cần báo cho bác sĩ về những loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để có thể dự đoán được tình trạng tương tác thuốc có thể diễn ra. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý bắt đầu, ngưng hoặc thay đổi liều dùng Elimite nếu không không có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị. Đồng thời, không dùng Elimite chung với những thuốc khác vì có thể gây ra những tương tác thuốc không mong đợi.

Bên cạnh việc dùng thuốc Elimite điều trị, để tránh lây lan bệnh ghẻ cho người khác hoặc mắc lại bệnh ghẻ vào thời gian sau đó thì bệnh nhân cần lưu ý đem quần áo và khăn trải giường đã tiếp xúc với da của người bệnh đi giặt bằng nước nóng và sấy khô trong máy sấy trong khoảng thời gian 20 phút.

Tóm lại, thuốc Elimite sử dụng bằng cách bôi ngoài da, có hiệu quả rất cao trong việc điều trị những triệu chứng kích ứng da do bệnh lý ghẻ gây ra. Thuốc cần được sử dụng đúng cách, đúng liều và thời gian quy định để đạt được hiệu quả điều trị và vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe