Nhiễm tia phóng xạ có thể làm tổn thương các mô khác trong cơ thể. Mức độ tổn thương phụ thuộc và liều lượng bức xạ cũng như tỷ lệ phơi nhiễm, loại tia xạ và vị trí cơ thể phơi nhiễm. Nhiễm phóng xạ nặng cấp tính cần phải cách ly và sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn, chống viêm, điều trị phục hồi tủy xương... Một số trường hợp đặc biệt cần sử dụng một số chất ức chế hấp thu hoặc chất tạo phức kết tủa...Vậy thuốc chống phóng xạ có tác dụng như thế nào
1. Thuốc phóng xạ là gì?
Thuốc chống phóng xạ là những thuốc được đưa vào cơ thể trước khi chiếu xạ có tác dụng tăng đề kháng chống phóng xạ của cơ thể. Đồng thời có tác dụng hạn chế hoặc giảm nhẹ các tổn thương do phóng xạ gây ra. Thêm vào đó, được chất chống phóng xạ còn tăng cường khả năng phục hồi các tổn thương.
Thuốc chống phóng xạ được sử dụng trong các tình huống:
- Thời kỳ chiến tranh: Có sử dụng thuốc khi có báo động chiến tranh hạt nhân hoặc trước khi vào hoạt động trong khu vực nhiễm xạ, làm việc ở các bãi, trạm xử lý vệ sinh và tiếp nhận thương binh từ khu vực nhiễm xạ trở về.
- Trong ngành công nghiệp thuốc chống phóng xạ được sử dụng trong độ dày, độ ẩm, tỷ trọng ... và các kỹ thuật dựa vào tính đâm xuyên của tia phóng xạ. Sử dụng tia gamma để xác định cấu trúc bên trong của vật thể như kim loại, gỗ, beton...hoặc sử dụng tia phóng xạ làm chất chỉ thị đánh dấu tìm đường đi của mạch nước ngầm, hoặc chỗ hở của đường ống nước.
- Trong sinh hoạt, sử dụng thuốc chống phóng xạ để làm chất chỉ điểm để nghiên cứu các hiện tượng sinh lý của động vật và thực vật, khử trùng, bảo quản thực phẩm.
- Trong Y học, sử dụng thuốc chống phóng xạ để chẩn đoán, thăm dò chức năng, đánh giá tình trạng của một số cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan này có thể giữ lại 1 cách có chọn lọc các nguyên tố phóng xạ. Các tia xạ trong và xạ ngoài được sử dụng trong điều trị bệnh.
- Trong ngành nông nghiệp sử dụng thuốc chống phóng xạ để nghiên cứu hiện tượng sinh lý thực vật, kích thước tăng trưởng hoặc sử dụng tia X trong điệt nấm...
2. Tác dụng của thuốc chống phóng xạ được phát hiện qua các nghiên cứu
Xu hướng nghiên cứu tìm ra các chất có hiệu lực cao đồng thời có thể tìm thêm được các loại thuốc bảo vệ phóng xạ mới. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc hiện nay vẫn được khuyến nghị nhưng có thể phối hợp với những chất khác để tăng hiệu lực, giảm độc tính. Không những thế các nghiên cứu về thuốc chống phóng xạ còn có khả năng điều biến các đáp ứng sinh học. Theo đó, sẽ có hàng trăm các chế phẩm sinh học được thử và có nhiều chất có hiệu lực bảo vệ phóng xạ tốt. Hầu hết các chất này sẽ được tạo thành từ các chất sinh thích nghi có khả năng tăng cường miễn dịch cao cho cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây độc và đề kháng phóng xạ.
Gần đây, một số chất có nguồn gốc vi sinh được sử dụng nâng cao tính kháng xạ của cơ thể. Các chất có nguồn gốc vi sinh thường có hoạt tính sinh học cao, kích thích tạo kháng thể đồng thời tăng cường chức năng thực bào của bạch cầu đồng thời kích thích tạo máu, tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu lưới, tăng các quần thể tạo huyết ở lách và tủy xương...Tác dụng có lợi từ các sản phẩm vi sinh trong chống phóng xạ còn giúp tạo máu và thực hiện qua hệ miễn dịch. Quá trình điều hoà tạo máu thực hiện bởi cơ chế miễn dịch của tế bào lympho T và đại thực bào.
Cơ chế tác dụng của thuốc chống phóng xạ:
Cơ chế tác dụng của thuốc chống phóng xạ cho đến nay vẫn đang được nghiên cứu. Có thể dựa vào một số thuyết để giải thích cơ chế tác dụng của thuốc này.
- Thuyết lý hoá: Thuốc chống phóng xạ của 1 chất đạt được là do khả năng kết hợp với gốc tự do sinh ra bởi bức xạ ion hoá, làm cho gốc tự do mất hoạt tính, từ đó cắt đứt phản ứng chuỗi tạo gốc tự do. Hơn nữa, các gốc tự do tạo ra do quá trình peroxit hóa lipid là những chất có khả năng gây ra hàng loạt các phản ứng hoá học bất thường và làm rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào.
- Thuyết hiệu ứng oxy: Các thuốc chống phóng xạ gây thiếu oxy bằng cách gây co mạch, ngăn vận chuyển oxy bằng cách tạo ra MetHb, ức chế chuỗi hô hấp tế bào, ức chế trung khu hô hấp....Khi các thuốc làm thiếu oxy tổ chức sẽ làm giảm quá trình vận chuyển oxy tới tế bào và giảm phân áp oxy trong nguyên sinh chất. Tình trạng này sẽ làm tăng khả năng kháng xạ của tế bào và cơ thể. Qua thực nghiệm tủy xương ở chỗ thiếu oxy sẽ giảm số tế bào chết theo dạng phân bào, giảm số tế bào sai lệch nhiễm sắc thể.
- Thuyết oxi hoá khử: Với tác dụng của bức xạ oxi hoá, các gốc tự do tác dụng lên màng tế bào, phá huỷ cấu trúc màng tế bào từ đó làm thay đổi tính thấm của màng và thay đổi điện thế màng. Thêm vào đó, phá huỷ nhanh quá trình vận chuyển chất và ion qua màng đồng thời gia tăng sự oxy hoá, làm tăng điện thế oxy hoá khử.
- Thuyết sốc sinh hoá: Quá trình trao đổi hydrocacbon, làm thay đổi tính nhạy cảm của phóng xạ cơ thể theo hướng bền vững với phóng xạ hơn.
- Thuyết quyết định thể sinh hoá: Một trong những cơ chế chống lại các yếu tố gây tổn thương chính là quá trình phục hồi DNA, bảo vệ gen tránh được các yếu tố đột biến. Tế bào máu nguyên thuỷ được xem như yếu tố quyết định sự sống. Để thực hiện chức năng tạo máu sau chiếu xạ, thì vấn đề quan trọng không chỉ là sự sống của tế bào máu mà còn là chức năng của lympho bào. đại thực bào tham gia vào sự tác động tương hỗ giữa các tế bào nhờ tiết hỗn hợp các yếu tố nội tiết điều khiển quá trình tạo máu.
- Thuyết phức chất với phân tử sinh học dễ bị tổn thương với việc thực hiện liên kết tạm thời disulfit sẽ được phá vỡ liên kết khi thực hiện chiếu xạ. Từ đó bảo vệ được các đại phân tử tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do, các peroxide hoặc các sản rphaamr độc hình thành do chiếu xạ.
- Thuyết sulfhydryl sử dụng các chất thiol có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào. Thiol góp phần giúp tăng tính thấm của màng nội bào và là yếu tố cần cho cấu trúc bậc 3 của protein. Thiol có tác dụng mạnh với quá trình oxy hóa nguyên phát tổn thương do phóng xạ. Vì vậy, trong cơ thể có chứa thiol mà bị nhiễm phóng xạ thì cấu trúc duy nhất bị tổn thương là nhóm chất chứa thiol làm cho men mất hoạt tính và những cấu trúc nội bào liên quan tới thiol bị tổn thương.
- Thuyết tác động trên hệ AUPD với hơn 50 loại khác nhau nằm rải rác trong cơ thể. Các tế bào của hệ APUD tiết là nhiều chất thuộc loại nội tiết tố và chất dẫn truyền thần kinh. Do hệ APUD nằm rải rác trong cơ thể nên có tác dụng đáp ứng nhanh, sản sinh kịp thời các nội tiết tố, amin quan trong chống lại chất phóng xạ.
3. Các loại thuốc chống phóng xạ
Thuốc chống phóng xạ có thể được chia thành nhiều loại khác nhau bởi vì chúng có cấu trúc hoá học khá đa dạng. Ngoài ra, còn dựa vào các đặc điểm về hiệu lực bảo vệ, cơ chế tác dụng để phân chia các loại thuốc chống phóng xạ.
Thuốc chống phóng xạ có tác dụng ngắn hạn: Có thể được sử dụng đưa vào cơ thể trước khi chiếu xạ một thời gian tương đối ngắn: Có thể là các hợp chất chứa lưu huỳnh như cystein, aminothiol và dẫn suất của chúng, các amin có hoạt tính sinh học cao với các dẫn suất của indolyl ankylamin, các chất gây thiếu oxy tổ chức như Oxit cacbon, muối xianua và heroin...
Thuốc chống phóng xạ có tác điều trị bao gồm những chất có tác dụng chống phóng xạ sau khi đã bị chiếu xạ. Những chất này có thể thuộc 1 nhóm hoặc 2, 3 nhóm có tác dụng khác nhau.