Thuốc Acarbose: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Acarbose là một loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường được sản xuất có dạng viên uống và thường được người mắc bệnh tiểu đường sử dụng ba lần một ngày. Đây là loại thuốc phải được uống trước khi ăn của mỗi bữa ăn chính. Bạn phải thực hiện đúng theo các hướng dẫn sử dụng thuốc Acarbose đúng theo bác sĩ hoặc dược sĩ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng thuốc Acarbose.

1. Thuốc Acarbose

Acarbose thường được sử dụng theo đơn của bác sĩ dành cho những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 điều trị đơn độc khi chế độ ăn kiêng và vận động không hiệu quả, điều trị phối hợp với các thuốc hạ đường huyết dạng uống khác. Thuốc giúp giảm lượng đường trong máu của bạn cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục. Acarbose thuộc về một nhóm thuốc được gọi là chất ức chế alpha-glucosidase. Nó hoạt động bằng cách làm chậm hoạt động của một số enzym phân hủy thức ăn thành đường. Điều này làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate để giữ cho lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau khi bạn ăn.

Kiểm soát lượng đường trong máu giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề về thần kinh, liệt tứ chi hay các vấn đề về tình dục. Thêm nữa, kiểm soát lượng đường máu tốt giúp giảm nguy cơ đau timđột quỵ.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang hàm lượng 25 mg, 50 mg, 100 mg.


Acarbose thường được sử dụng theo đơn của bác sĩ
Acarbose thường được sử dụng theo đơn của bác sĩ

2. Cách sử dụng

Dùng thuốc bằng đường uống, liều khởi đầu 25mg/lần x 3 lần một ngày trước mỗi bữa ăn chính hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng và phản ứng của bạn với liệu pháp. Liều của bạn có thể được tăng dần để xác định liều hiệu quả nhất cho bạn.

Không nghiền nát viên thuốc vì có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng về dạ dày như đầy hơi hoặc đau dạ dày.

Nhà sản xuất khuyến cáo bạn không nên dùng quá 300 miligam mỗi ngày, và sử dụng thuốc này thường xuyên để đạt được nhiều lợi ích nhất từ ​​nó.

Kết hợp chế độ tập luyện, chế độ ăn uống hợp lý và kiểm tra lượng đường trong máu, trong nước tiểu thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

* Liều đặc biệt

  • Với những người nặng 60 kg trở xuống: liều tối đa là 50 mg x 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn chính. Bạn có nguy cơ tăng men gan khi dùng các thuốc này
  • Với người có chức năng thận kém: Nếu chức năng thận của bạn giảm xuống dưới mức giới hạn nhất định, bác sĩ có thể ngừng điều trị và chuyển bạn sang loại thuốc điều trị tiểu đường thích hợp hơn.

3. Chống chỉ định

  • Tất cả các bệnh nhân quá mẫn với acarbose và các thành phần khác của thuốc
  • Acarbose không phải là phương pháp điều trị hiệu quả bệnh nhiễm toan ceton do tiểu đường.
  • Bệnh nhân xơ gan hoặc viêm gan mạn tính, tăng men gan
  • Hạ đường huyết
  • Acarbose được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột, loét đại tràng, hồi tràng, một phần hoặc khuynh hướng tắc nghẽn GI, hoặc bệnh GI liên quan đến rối loạn hấp thu hoặc tiêu hóa.
  • Khuyến cáo không nên sử dụng acarbose ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin (CrCl) dưới 25 mL / phút hoặc creatinin huyết thanh hơn 2 mg / dL, kể cả bệnh nhân suy thận.
  • Không sử dụng acarbose cho phụ nữ có thai và đang cho con bú nếu không thật sự cần thiết

Không sử dụng acarbose cho phụ nữ có thai
Không sử dụng acarbose cho phụ nữ có thai

4. Tác dụng phụ

4.1. Tác dụng phụ phổ biến

Thường gặp ở đường tiêu hóa

Những tác dụng phụ này thường phát triển trong vài tuần đầu tiên sau khi dùng acarbose. Chúng sẽ giảm khi cơ thể bạn dần thích nghi với việc sử dụng thuốc, thường trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn

4.2. Tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Phản ứng dị ứng trên da: Phát ban, đỏ, sưng tấy
  • Sốt, khó thở, tức ngực
  • Sưng miệng, môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng bạn
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau dạ dày
  • Bệnh bụi phổi cystoides gutis: Các nang chứa đầy khí trên thành ruột của bạn, gây vấn đề về đường ruột, chẳng hạn như tắc nghẽn hoặc chảy máu. Các triệu chứng bao gồm: tiêu chảy hoặc táo bón, chảy máu trực tràng, tiết dịch nhầy.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây.

5. Tương tác thuốc

5.1. Thuốc tiểu đường khác

Khi bạn dùng một số loại thuốc tiểu đường khác với acarbose (như glyburide hoặc glimepiride, insulin) lượng đường trong máu của bạn có thể xuống quá thấp, gây hạ đường huyết. Các dấu hiệu của hạ đường huyết có thể bao gồm nhịp tim nhanh, lú lẫn, đói, đổ mồ hôi, run rẩy hoặc cảm thấy yếu và chóng mặt.

Sử dụng viên nén glucose hoặc glucose lỏng để giúp kiểm soát tình trạng hạ đường huyết khi bạn đang dùng acarbose. Đường mía (sucrose) sẽ không có tác dụng điều trị hạ đường huyết khi bạn đang dùng acarbose. Thay vào đó hãy sử dụng các sản phẩm đường uống (dextrose).


Sử dụng thuốc tiểu đường khác với acarbose có thể gây hạ đường huyết
Sử dụng thuốc tiểu đường khác với acarbose có thể gây hạ đường huyết

5.2 Thuốc tuyến giáp

Sử dụng viên nén glucose hoặc glucose lỏng để giúp kiểm soát tình trạng hạ đường huyết khi bạn đang dùng acarbose. Đường mía (sucrose) sẽ không có tác dụng điều trị hạ đường huyết khi bạn đang dùng acarbose. Thay vào đó hãy sử dụng các sản phẩm đường uống (dextrose).

5.3. Estrogen và thuốc tránh thai

Dùng một số loại thuốc nội tiết sau cùng với acarbose có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.

  • Norgestimate
  • Levonorgestrel
  • Norethindrone
  • Drospirenone

5.4. Thuốc lợi tiểu

Dùng acarbose với một số loại thuốc khiến cơ thể mất nước có thể dẫn đến lượng đường trong máu của bạn quá cao, dẫn đến tăng đường huyết.

Ví dụ như:

  • Thuốc lợi tiểu thiazid: Hydrochlorothiazide, chlorthalidone
  • Thuốc lợi tiểu quai: Furosemide, bumetanide, torsemide

5.5. Corticosteroid

Dùng acarbose với corticosteroid có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao, dẫn đến tăng đường huyết.

Các thuốc bao gồm: hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone.

5.6. Thuốc chống loạn thần

Dùng chlorpromazine với acarbose có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao, dẫn đến tăng đường huyết.


Sử dụng acarbose chung với thuốc chống loạn thần có thể khiến tăng đường huyết
Sử dụng acarbose chung với thuốc chống loạn thần có thể khiến tăng đường huyết

5.7. Thuốc co giật

Một số loại thuốc trị co giật như phenytoin, fosphenytoin với acarbose có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của bạn

5.8. Axit nicotinic

Dùng niacin cùng với acarbose có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao, dẫn đến tăng đường huyết.

5.9. Thuốc cường giao cảm

Một số loại thuốc cường giao cảm dùng chung với acarbose có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn bao gồm: pseudoephedrine, phenylephrine

5.10. Thuốc huyết áp

Nhóm thuốc huyết áp chẹn Beta có thể khiến trì hoãn quá lâu để lượng đường trong máu của bạn trở về bình thường, đồng thời nó cũng thuốc cũng làm mất đi dấu hiệu của lượng đường máu thấp như nhịp tim cao hơn bình thường, đánh trống ngực, run rẩy.

Một số ví dụ về thuốc huyết áp trong nhóm này gồm: metoprolol, bisoprolol, atenolol, nadolol, propranolol

5.11. Thuốc lao

Dùng acarbose với isoniazid cũng khiến lượng đường trong máu tăng cao.

5.12. Thuốc tim mạch

Dùng digoxin với acarbose có thể khiến hàm lượng digoxin trong cơ thể bạn thay đổi. Nếu bạn dùng những loại thuốc này cùng nhau, liều digoxin của bạn có thể cần được bác sĩ điều chỉnh.

5.13. Khác

Acarbose có thể cản trở hấp thu hoặc chuyển hóa sắt

6. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng < 25oC, tránh ẩm thấp và nhiệt độ quá cao, ánh sáng trực tiếp. Tốt hơn hết nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn cách bảo quản thuốc đúng nhất
  • Để thuốc tại nơi an toàn , tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Không sử dụng thuốc đã hết hạn, biến chất hay khi không còn cần tới thuốc.
  • Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc xả theo đường ống nước thải

Bảo quản thuốc ở nơi an toàn và tránh xa tầm tay với của trẻ
Bảo quản thuốc ở nơi an toàn và tránh xa tầm tay với của trẻ

7. Phải làm gì nếu quên thuốc

Nếu bạn quên dùng acarbose trước bữa ăn và bạn vẫn đang ăn bữa đó, hãy dùng nó khi bạn vẫn đang ăn. Nếu bạn nhớ liều đã quên sau khi ăn, hãy bỏ qua liều đã quên. Thuốc này sẽ không hoạt động trừ khi bạn dùng nó trong bữa ăn.

Vào thời điểm cho liều tiếp theo của bạn, chỉ dùng một liều. Đừng bao giờ cố gắng uống đủ liều bằng cách uống hai viên cùng một lúc. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.

8. Lưu ý khi dùng thuốc

  • Thông báo cho bác sĩ bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn đang gặp phải; những loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn, vitamin tổng hợp và khoáng chất, cũng như bổ sung thảo dược.
  • Đối với những người bị nhiễm toan ceton do tiểu đường: Nhiễm toan ceton do tiểu đường là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến bất tỉnh và có khả năng tử vong. Các triệu chứng của tình trạng này phát triển chậm. Chúng bao gồm khô miệng hoặc rất khát, lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn bắt đầu nôn mửa và nghi ngờ mình bị tình trạng này, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng trong vòng vài giờ sau khi bạn bị nôn.
  • Nếu bạn không dùng acarbose theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể không kiểm soát được lượng đường trong máu. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường không kiểm soát được. Chúng bao gồm tổn thương thần kinh, bệnh tim, đau tim, đột quỵ và tổn thương mắt và thận của bạn.
  • Không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khi dùng thuốc.
  • Thuốc không gây buồn ngủ nên bạn vẫn có thể lái xe hoặc hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra đường huyết và đường máu thường xuyên trong thời gian dùng thuốc
  • Luôn mang theo các sản phẩm đường uống (dextrose) đề phòng trường hợp hạ đường huyết.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicinenet.com, pdr.net, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe