Thực phẩm có tác động gì đến việc bạn bị chóng mặt?

Rất nhiều người bị chóng mặt trước bữa ăn do đường huyết trong máu bị hạ thấp gây ra các triệu chứng khác như hoa mắt chóng mặt hoặc kiệt sức, đặc biệt khi cảm thấy đói. Chóng mặt sau khi ăn xảy ra ít phổ biến hơn, nhưng nó cũng có thể xảy ra do bệnh lý hoặc nhạy cảm với một số thực phẩm.

1. Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt sau ăn

Một số bệnh lý có khả năng gây chóng mặt sau khi ăn. Tuy nhiên, đôi khi chỉ cần bạn cần đứng lên đột ngột sau khi ngồi ăn một lúc lâu làm thay đổi đột ngột thể tích dịch và lưu lượng máu trong cơ thể cũng gây ra triệu chứng chóng mặt tạm thời.

1.1 Hạ huyết áp sau khi ăn (Postprandial hypotension)

Hạ huyết áp sau ăn xảy ra do máu trong cơ thể dồn đến dạ dày và ruột để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến giảm lưu lượng máu của các bộ phận khác của cơ thể. Khiến nhịp tim tăng để bơm máu đến các bộ phận khác của có thể và mạch máu bị co lại. Cả hai yếu tố này có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt sau khi ăn. Khoảng 1/3 phụ nữ và đàn ông lớn tuổi thường gặp phải tình trạng này. Ngoài chóng mặt, người bị hạ huyết áp sau bữa ăn có thể có các triệu chứng sau:

Trong những trường hợp hiếm hơn, hạ huyết áp sau bữa ăn có thể gây ra đột quỵ nhỏ hay con gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua.

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra cách chữa trị hạ huyết áp sau bữa ăn nhưng việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.


Phần lớn các trường hợp chóng mặt là do hạ đường huyết
Phần lớn các trường hợp chóng mặt là do hạ đường huyết

1.2 Hạ đường huyết nhưng không mắc bệnh đái tháo đường (Nondiabetic hypoglycemia)

Hạ đường huyết nhưng không mắc bệnh đái tháo đường là một tình trạng hiếm gặp có thể gây chóng mặt sau khi ăn, do lượng đường trong máu giảm đột ngột. Bên cạnh đó, người bị hạ đường huyết nhưng không mắc bệnh đái tháo đường có thể bị hạ đường huyết phản ứng (reactive hypoglycemia) với lượng đường trong máu giảm thay vì tăng sau khi ăn.

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng họ nghi ngờ rằng thực phẩm có thể khiến cơ thể người bệnh tiết ra quá nhiều insulin khiến hạ đường huyết sau khi ăn. Insulin là một loại hormone chịu trách nhiệm làm giảm lượng đường trong máu bằng cách cho phép glucose đi vào tế bào, cung cấp năng lượng để tế bào hoạt động. Nếu người bệnh có lượng đường trong máu giảm quá nhanh (ví dụ trong trường hợp của hạ đường huyết nhưng không mắc bệnh đái tháo đường), sẽ xuất hiện triệu chứng chóng mặt.

Các triệu chứng đi cùng với hạ đường huyết không đái tháo đường bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Chóng mặt nhức đầu
  • Cảm thấy lo âu
  • Cảm thấy rất buồn ngủ
  • Cảm giác đói
  • Hay cáu gắt
  • Cơ thể run rẩy
  • Đổ mồ hôi

Về phương pháp điều trị, người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật và sử dụng thuốc. Tuy nhiên với các trường hợp không thể điều trị, người bệnh có thể thực hiện thay đổi chế độ ăn uống để phòng nguy cơ bị hạ đường huyết. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu sau ăn, trong trường hợp đường huyết hạ, người bệnh có thể bổ sung bữa ăn nhẹ.

1.3 Chóng mặt do chế độ ăn uống (Dietary triggers)

Đôi khi thức ăn có thể khiến người ăn cảm thấy chóng mặt (xảy ra tạm thời hoặc mãn tính). Ví dụ, ăn một số loại thực phẩm có liên quan đến chứng đau nửa đầu và một trong các triệu chứng của đau nửa đầu là chóng mặt.

Ví dụ về các loại thực phẩm gây ra chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • Rượu
  • Sô cô la
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm có chứa bột ngọt
  • Thực phẩm lên men
  • Quả hạch

Uống các sản phẩm có chứa caffeine như cà phê hoặc soda cũng có thể góp phần gây chóng mặt do khả năng nhạy cảm với caffeine khác nhau ở mỗi người.

Caffeine là một chất kích thích và làm tăng nhịp tim. Những người có tiền sử các vấn đề liên quan đến tim và những người lớn tuổi có thể không chịu đựng được những thay đổi này trong nhịp tim, dẫn đến hậu quả là chóng mặt.

Một số người mắc các bệnh như chóng mặt (vertigo) hoặc bệnh Meniere, cũng có thể có triệu chứng chóng mặt nặng hơn sau khi ăn các loại thực phẩm kể trên. Ngoài ra, các thực phẩm có hàm lượng muối cao, rượu và một số loại thực phẩm khác cũng kích thích gây ra chứng đau nửa đầu.

2. Khi nào nên đi khám về chóng mặt sau khi ăn?

Gọi 115 hoặc đến ngay cơ sở Y tế nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng liên quan đến chóng mặt, như:

  • Đau ngực
  • Lú lẫn
  • Thay đổi nhận thức

Bên cạnh đó, nếu chóng mặt xảy ra sẽ làm gia tăng nguy cơ té ngã và các tai nạn khác. Do đó, bạn hoặc người thân nếu có triệu chứng chóng mặt sau khi ăn nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị.


Nếu bạn thấy đau ngực kèo chóng mặt sau khi ăn hãy đi gặp bác sĩ ngay
Nếu bạn thấy đau ngực kèo chóng mặt sau khi ăn hãy đi gặp bác sĩ ngay

3. Chóng mặt nên ăn gì?

Các phương pháp điều trị chóng mặt sau khi ăn đều phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chóng mặt. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở Y tế để bác sĩ khám và chẩn đoán trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Ví dụ: nếu hạ huyết áp sau bữa ăn (Postprandial hypotension) thì người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp điều trị như sau:

  • Nên lựa chọn thực phẩm cần nhiều thời gian để tiêu hóa như ngũ cốc, trái cây và rau quả. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm nhiều đường và carbohydrates đã qua tinh luyện (như bánh mì trắng, gạo trắng và khoai tây) do cơ thể sẽ tiêu hóa rất nhanh các thực phẩm này và làm tăng nguy cơ hạ huyết áp sau bữa ăn.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là trước bữa ăn. Uống một hoặc hai ly nước có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể và giảm nguy cơ bị hạ huyết áp.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Do cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng và lưu lượng máu để tiêu hóa một bữa ăn lớn, nên khi chia nhỏ bữa ăn sẽ làm giảm chóng mặt sau khi ăn.
  • Trong 1 giờ sau khi ăn, bạn nên ngồi dậy từ từ và tránh ngồi dậy đột ngột, vì đây là thời điểm dễ bị chóng mặt sau khi ăn.
  • Tránh các thực phẩm gây ra chóng mặt như caffeine, rượu và thực phẩm có hàm lượng natri cao.
  • Nếu chóng mặt là do bạn ăn phải một số loại thực phẩm hoặc bị dị ứng với thực phẩm, bạn nên tránh các loại thực phẩm đó. Nếu bạn không chắc chắn chính xác loại thực phẩm nào gây ra chóng mặt, hãy nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn loại trừ (elimination diet) để xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe