Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng và cân bằng từ nhiều nguồn thực phẩm, song song xen kẽ sữa mẹ cho bé.

1. Những dưỡng chất cần thiết cho thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 8 tháng tuổi trở đi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cần đa dạng và phong phú từ nhiều nguồn thực phẩm hơn. Vì vậy, việc chọn các nguyên liệu chứa lượng dinh dưỡng phù hợp để chế biến cũng trở nên kỹ hơn. Để việc lựa thực phẩm được dễ dàng hơn, các mẹ cần lưu ý 5 loại dưỡng chất cần thiết cho thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi:

  • Sắt: Là một khoáng chất rất tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, hình thành máu cũng như giúp tóc bé chắc khỏe và đen nhánh hơn. Sắt thường chứa nhiều trong các loại thịt màu đỏ (bò, heo, cá), các loại ra có màu xanh đậm (rau dền, cần tây, rau đay).
  • Kẽm: Là một trong những chất cần có trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng, giúp trẻ có cảm giác ăn ngon, hỗ trợ việc tăng cường hấp thu chất và giúp tăng chiều cao ở trẻ. Kẽm thường được tìm thấy trong các loại thịt, cá, cây họ đậu, trứng, hạt khô, một số loại rau.
  • Axit béo omega-3: Được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh có tác dụng rất tốt trong việc phát triển não bộ ở trẻ. Omega-3 có trong các loại cá biển (cá hồi, cá ngừ,...), sữa nguyên chất, rau củ, hạt khô.
  • Protein: Là một trong những chất quan trọng trong việc hình thành và tái tạo tế bào, giúp phát triển cơ bắp và nuôi dưỡng cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều protein nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm bé 8 tháng bao gồm: Trứng, ức gà, phô mai, sữa nguyên chất, súp lơ.
  • Vitamin: Có vai trò như một chất xúc tác, trao đổi chất, bảo vệ, và giúp cơ thể bé tăng cường hấp thu trong giai đoạn phát triển. Có rất nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, D, B12,...

Xem ngay: Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

2. Sắp xếp các bữa ăn hợp lý cho thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Ngoài việc cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của bé thì việc sắp xếp các bữa ăn trong ngày sao cho hợp lý cũng rất cần thiết. Hiện trên thế giới có rất nhiều phương pháp để giúp cho bé như thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng theo phong cách phương Tây, thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng mang đậm văn hóa Việt Nam,... Dù theo cách nào, mẹ cũng nên đảm bảo cho bé ăn khoảng từ 5 - 6 bữa ăn một ngày và xen kẽ sữa mẹ cho bé, với các mốc thời gian tham khảo như sau:

  • Bữa 1: 8h00 sáng (chính)
  • Bữa 2: 10h00 - 11h00 (phụ)
  • Bữa 3: 13h00 (chính)
  • Bữa 4: 15h00 - 16h00 (phụ)
  • Bữa 5: 18h00 (chính)
  • Bữa 6: 20h30 - 21h30 (phụ)

Xem ngay: Thực đơn ăn dặm từ rau củ, trái cây cho bé


Nên bố sung thực phẩm giàu omega 3 vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Nên bố sung thực phẩm giàu omega 3 vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

3. Gợi ý các món ăn cực ngon để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Bên cạnh việc sắp xếp các bữa một cách khoa học và đủ dưỡng chất thì việc chế biến các món ăn thật ngon cũng góp phần không nhỏ để tạo nên thành công khi xây dựng thực đơn ăn dặm 1 tuần cho bé 8 tháng.

3.1. Cháo cá lóc và khoai lang

  • Nguyên liệu cần có: Gạo tẻ thơm, khoai lang, thịt cá lóc, dầu ăn cho trẻ em.
  • Cách chế biến: Vo gạo với nước sạch (có thể rang vàng gạo trước để trao nhừ hơn), cho gạo và nước khác vào nồi để đun đến khi cháo nhừ. Luộc chín thịt cá lóc, bỏ xương xay nhuyễn. Luộc chín khoai lang cho mềm và nghiền nhuyễn. Cho cá lóc và khoai lang vào cháo đang sôi và nêm thêm ít dầu ăn để trẻ dễ ăn hơn.

3.2. Cháo tôm rau dền

  • Nguyên liệu cần có: Gạo tẻ thơm, tôm thẻ, rau dền, dầu ăn cho trẻ em.
  • Cách chế biến: Sơ chế tôm loại bỏ phần vỏ, đầu, đuôi tôm và chỉ giữ lại phần thịt tôm. Luộc tôm chín và nghiễn nhuyễn để riêng. Rau dền chỉ cần cắt nhuyễn ra. Cho thịt tôm và rau dền đã thái nhuyễn vào cháo đang sôi và cho thêm ít dầu ăn để hợp khẩu vị trẻ hơn.

3.3. Cháo cá cà rốt

  • Nguyên liệu cần có: Gạo tẻ thơm, cá tươi (cá lóc trẻ thường thích ăn nhất), cà rốt, dầu ăn cho trẻ em.
  • Cách chế biến: Cá tươi sơ chế sạch bên ngoài, đem đi luộc đến khi mềm thì lấy ra bỏ xương và nghiền nhuyễn. Cà rốt thái mỏng và xay nhuyễn. Cho cá đã luộc và cà rốt nhuyễn vào cháo đang sôi, khuấy đều để nguyên liệu hòa quyện. Mẹ có thể thêm ít dầu ăn dành cho trẻ em để trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

3.4. Bột thịt rau củ

  • Nguyên liệu cần có: Bột gạo, thịt heo, cà rốt, khoai tây, cải xanh, dầu ăn cho trẻ em.
  • Cách chế biến: Cà rốt, khoai tây, cải xanh thái mỏng đem luộc đến khi mềm thì vớt ra xay nhuyễn. Thịt heo rửa sạch và đem luộc đến khi chín thì lấy ra băm nhuyễn và xay mịn. Dùng một lượng bột gạo vừa đủ cho nước vào nấu cho đến khi sôi. Cho rau củ và thịt heo vào và khuấy đến khi chín. Mẹ nên nêm thêm dầu ăn dành cho trẻ em để món bột thịt rau củ ngon hơn.

3.5. Trái cây (xoài, chuối, bơ,...) xay cùng sữa chua

  • Nguyên liệu cần có: Trái cây tươi, sữa chua.
  • Cách chế biến: Trái cây tươi gọt vỏ, bỏ hạt và lấy phần thịt trái cây xay nhuyễn. Cho phần thịt trái cây và sữa chua trộn đều lại với nhau là có thể cho bé ăn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng với trái cây xay cùng sữa chua
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng với trái cây xay cùng sữa chua

4. Những điều mà mẹ cần lưu ý khi cho bé 8 tháng ăn dặm theo thực đơn

Sau đây là một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng:

  • Dù có nấu bất kỳ món nào, các mẹ cũng nên cân bằng tỷ lệ 10 gam gạo thì thêm 70ml nước. Việc cân bằng này giúp món ăn không quá đặc và giúp trẻ dễ nhai. Tuy nhiên, thức ăn cũng không được quá lỏng vì như vậy sẽ làm trẻ không tập nhai được.
  • Khi chế biến, các mẹ không nên thêm bất kỳ gia vị nào vào thức ăn. Việc ăn thức ăn nguyên chất sẽ giúp vị giác bé được bảo vệ và phát triển. Đồng thời, việc ăn nhạt sẽ giúp bé tránh bảo vệ thận của bé không bị quá tải.
  • Trong một bữa ăn của bé, các mẹ nên tránh việc cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng,... Bởi những thực phẩm này dễ khiến gan, thận bé phải làm việc liên tục và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bên cạnh việc chuẩn bị các món ăn dặm thì mẹ cũng nên xen kẽ sữa mẹ vào các bữa ăn trong ngày. Bởi vì sữa mẹ luôn cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ trong 2 năm đầu.
  • Nên vệ sinh kỹ dụng cụ chế biến, dụng cụ cho trẻ ăn thường xuyên để tránh việc vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Giai đoạn tập ăn dặm cho trẻ đòi hỏi các mẹ dành thời gian để tìm hiểu kỹ những kiến thức liên quan. Cân bằng việc sắp xếp các bữa ăn trong ngày cùng hàm lượng dinh dưỡng và chế biến đúng cách các món ngon theo thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi chính là “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe