Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng là do trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cha mẹ cung cấp chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ không được bú sữa mẹ thường xuyên hay các mẹ cho trẻ ăn bột ăn dặm quá sớm. Trẻ còi xương suy dinh dưỡng luôn khiến ba mẹ cảm thấy lo lắng, và tìm cách làm sao để khắc được tình trạng này. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng hợp lý.

1. Nguyên nhân trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng hay suy dinh dưỡng thấp còi hay gặp ở lứa tuổi dưới 3 tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ bị còi xương thường do nhiều yếu tố tổng hợp lại như:

  • Dinh dưỡng: cha mẹ thiếu kiến thức khi nuôi con, không bổ sung đúng về số lượng và chất lượng.
  • Ốm đau: do trẻ bị các bệnh về tiêu hóa và hô hấp nhiều lần, biến chứng sau c viêm phổi, lỵ, sởi...
  • Dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch, trẻ đẻ non, tim bẩm sinh...
  • Điều kiện kinh tế gia đình đói kém

Để biết được con của bạn có bị suy dinh dưỡng hay không thì các mẹ phải theo dõi cân nặng của con thường xuyên và so sánh với biểu đồ phát triển. Nếu trong 2 đến 3 tháng liền trẻ chững cân không tăng cân thì các mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân.

2. Những nguyên tắc trong cách nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

  • Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ, cho trẻ bú bất cứ lúc nào kể cả ban đêm. Nếu mẹ mất sữa hoặc thiếu sữa, dùng thêm sữa công thức cho trẻ theo tháng tuổi.
  • Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã ăn dặm, mẹ cần tăng số bữa của trẻ lên, đa dạng các loại thực phẩm, thức ăn cần được nấu chín kỹ, và nấu xong ăn ngay.
  • Bổ sung thêm dầu mỡ vào các món ăn cho trẻ: năng lượng trong dầu mỡ gấp đôi chất đạm, sẽ giúp trẻ tăng cân thêm nữa giúp trẻ dễ hấp thụ được các loại vitamin Dvitamin E
  • Tăng cường thêm các bữa phụ cho trẻ với các loại hoa quả, sữa chua.
  • Không ép trẻ ăn, để trẻ ăn theo nhu cầu nếu trẻ không hợp tác nên kết thúc bữa ăn và cho trẻ ăn thêm vào bữa sau. Cha mẹ căng thẳng vì con không chịu ăn dẫn đến cáu giận với trẻ sẽ khiến trẻ càng sợ hãi, khóc lóc, nôn trớ lại càng phản tác dụng hơn.

* Các loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng:

  • Khoai tây, gạo, khoai lang
  • Thịt bò, thịt gà, cá, trứng, tôm, cua
  • Sữa cao năng lượng theo khuyến nghị của bác sĩ
  • Dầu thực vật, mỡ động vật
  • Rau , củ, quả theo mùa.

Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nên bổ sung bữa phụ các loại hoa quả, sữa chua
Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nên bổ sung bữa phụ các loại hoa quả, sữa chua

3. Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

3.1. Cháo chim cút

Nguyên liệu:

  • Chim cút: 1con
  • Gạo nếp: 10 gam
  • Gạo tẻ: 20 gam
  • Vỏ quýt khô: 30 gam
  • Đậu xanh; 10 gam
  • Dầu ăn, gia vị

Thực hiện:

  • Làm sạch chim cút, chỉ lấy phần thân, bỏ đầu, ruột, chân. Tẩm ướp chút hạt nêm, gia vị trong khoảng 20 phút.
  • Vỏ quýt rửa sạch, tán thành bột trộn cùng gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh nhồi vào bụng chim.
  • Cho toàn bộ vào nồi thêm chút nước và ninh thành cháo
  • Cho trẻ ăn 1 lần/ngày, duy trì ăn liền trong 5 đến 10 ngày để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ. Thêm nữa, cháo chim cút còn bổ sung dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hấp thu tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

3.2. Cháo ếch

Nguyên liệu:

  • Ếch: 1 con
  • Cà rốt: 30 gam
  • Gạo tẻ: 30 gam
  • Dầu ăn, mắm muối

Thực hiện:

  • Làm sạch ếch, bỏ phần đầu, bàn chân và nội tạng, tẩm ướp gia vị trong 20 phút cho ngấm đều.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch thái nhỏ
  • Bắc nồi lên bếp cho gạo và ếch vào nồi nấu thành cháo. Cháo sôi cho thêm cà rốt vào ninh nhừ. Khi cháo chín múc ra bát cho thêm chút dầu ăn, để nguội bớt là có thể cho trẻ ăn được.
  • Cho trẻ ăn 1 lần/ngày, duy trì ăn liền trong 5 đến 10 ngày để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ.

3.3. Gan gà hấp

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Rửa sạch gan gà thái miếng vừa, tẩm ướng chút gia vị
  • Tán phục linh thành bột rồi đem trộn với gan gà.
  • Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy cho đến khi chín
  • Cho trẻ ăn 1 lần/ngày, duy trì ăn liền trong 5 đến 10 ngày. Nên cho trẻ ăn khi đói. Nếu trẻ không thích gan gà có thể thay thế bằng gan lợn.

3.4. Cháo tim heo

Nguyên liệu:

  • 100 gam tim lợn
  • Nửa hạt cau
  • 50 gam gạo nếp
  • Dầu ăn, gia vị

Thực hiện:

  • Tim lợn đem rửa sạch, băm nhỏ, tẩm ướp gia vị để trong 10 phút rồi đem xào chín.
  • Hạt cau giã nhỏ, thêm chút nước lọc lấy khoảng 300ml.
  • Bắc nồi lên bếp cho gạo nếp vào nấu cùng nước hạt cau cho đến khi chín nhừ.
  • Khi cháo gần chín thì cho tim heo vào đảo đều, đun cho đến khi cháo sôi lại là có thể múc ra bát cho chút dầu ăn để nguội bớt là cho bé dùng được.
  • Cho trẻ ăn cách ngày, ngày 2 lần. Không nên ăn khi nguội quá. Duy trì ăn liên tục trong vài tuần liền để cải thiện cân nặng của trẻ.

Bổ sung cháo tim heo vào thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Bổ sung cháo tim heo vào thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

3.5. Cá lóc nấu cháo

Nguyên liệu:

  • 300 gam cá lóc
  • 25 gam gạo tẻ
  • 25 gam gạo nếp
  • Dầu ăn và gia vị

Thực hiện:

  • Làm sạch cá lóc rồi đem luộc chín, gỡ lấy thịt rồi ướp gia vị
  • Phần xương cá giã nhuyễn lọc lấy khoảng 300ml nước
  • Cho gạo nếp và gạo tẻ vào nồi cùng nước xương cá lọc ninh thành cháo.
  • Cháo chín cho thêm cá vào đảo đều, đun sôi lại rồi tắt bếp.
  • Múc ra bát cho chút dầu ăn để nguội bớt là dùng được.
  • Cháo cá nên cho trẻ ăn khi cháo còn ấm. Ăn cách ngày, mỗi ngày ăn 2 lần khi trẻ đói. Cứ duy trì ăn 2 tuần thì nghỉ 1 tuần rồi ăn lại.

3.6. Cháo trứng

Nguyên liệu:

  • Trứng gà ta: 1 quả
  • Đậu xanh: 20 gam
  • Gạo nếp: 20 gam
  • Đậu đen: 20 gam
  • Dầu olive và gia vị

Thực hiện:

  • Đem xay gạo nếp, đậu đen, đậu xanh thành bột.
  • Hòa phần bột trên với 300 ml nước rồi đem đun trên bếp với lửa nhỏ.
  • Cháo chín, đánh tan trứng gà rồi đổ vào nồi, khuấy đều tay, thêm chút gia vị cho vừa ăn với trẻ.
  • Múc ra bát, cho thêm chút dầu oliu, để nguội bớt là có thể dùng được.
  • Nên cho trẻ ăn cháo trứng khi còn ấm, mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 4 tuần

3.7. Cháo ý dĩ

Nguyên liệu:

  • Ý dĩ: 50 gam
  • Cơm trắng: 30 gam
  • Hạt sen: 50 gam
  • Đường: 10 gam

Thực hiện:

  • Ngâm hạt sen qua đêm với nước cốt chanh, ngày hôm sau đem phơi khô, tán thành bột
  • Xay ý dĩ thành bột. Tất cả cho vào cùng với cơm và nước để ninh thành cháo. Khi cháo chín cho đường vào đảo đều, sôi lại có thể tắt bếp.
  • Trẻ nên ăn cháo ý dĩ lúc còn ấm, ăn 3 lần/ngày, ăn liên tục 10 – 20 ngày để có kết quả tốt.

3.8. Cháo thịt cóc

Nguyên liệu:

  • 50 gam thịt cóc
  • 20 gam bột củ mài
  • 50 gam bột gạo tẻ
  • 20 gam bột gạo nếp
  • Dầu ăn, gia vị vừa đủ.

Thực hiện:

  • Chọn loại cóc vàng, làm sạch chỉ lấy phần thân mình và đùi, rửa sạch nhiều lần, nướng hoặc xao vàng rồi tán thành bột.
  • Cho bột gạo tẻ, bột nếp, bột củ mài và nước vừa đủ vào đun trên lửa nhỏ.
  • Cháo bột chín cho bột thịt cóc vào khuấy đều, sôi lại mẹ có thể tắt bếp múc ra chén, cho dầu ăn vào.
  • Trước khi cho trẻ ăn, mẹ nêm thêm tí muối để vừa ăn. Cho bé ăn ngày 3 lần, liên tục trong 5 ngày – nghỉ 5 ngày.

3.9. Cháo củ mài

Nguyên liệu:

  • 20 gam bột củ mài
  • 50 gam gạo tẻ
  • 10 gam bột đậu đỏ
  • 1 lòng đỏ trứng gà luộc
  • 10g đường trắng.

Thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu cùng với 200ml nước vào nồi, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường vào khuấy đều. Cuối cùng, cháo sôi lại thì tắt bếp.
  • Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 lần, ăn liên tục trong 15 ngày mẹ sẽ thấy tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng của trẻ cải thiện rõ rệt.

3.10. Cháo tôm

Nguyên liệu:

  • Tôm: 150 gam
  • Gạo nếp: 50 gam
  • Dầu ăn, gia vị

Thực hiện:

  • Rửa sạch tôm, bóc vỏ, lấy chỉ lưng rồi đem băm nhuyễn xào chín với chút dầu ăn
  • Phần vỏ tôm sấy khô tán thành bột mịn.
  • Gạo xay thành bột trộn thêm bột vỏ tôm, thêm chút nước rồi ninh thành cháo
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi cháo chín đem cho thêm phần thịt tôm vào để nguội bớt là dùng được
  • Nên cho trẻ ăn khi cháo còn ấm, ngày ăn 1 lần.

Bổ sung cháo tôm vào thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Bổ sung cháo tôm vào thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

3.11. Bột chân cua, đậu xanh

Nguyên liệu:

  • Chân cua: 300 gam
  • Đậu xanh: 50 gam
  • Hạt sen: 50 gam

Thực hiện:

  • Chân cua rửa sạch, sấy khô rồi tán thành bột mịn.
  • Đậu xanh, hạt sen cũng đem tán thành bột.
  • Trộn đều hai loại bột vào với nhau
  • Mỗi lần cho trẻ ăn lấy 1 thìa bột này trộn với chút nước cơm, hoặc cháo. Thêm muỗng dầu oliu là dùng được.
  • Nên cho trẻ ăn 2 lần mỗi ngày.

3.12. Thịt bò hầm rau củ

Nguyên liệu:

  • Phi lê bò: 200 gam
  • Khoai tây, cà rốt: 100 gam mỗi loại
  • Hành tây: 1/2 củ
  • Tương cà
  • Gia vị, hạt tiêu, dầu ăn

Thực hiện:

  • Đem phi lê bò cắt thành miếng vuông. tẩm ướp sốt cà, đường, mắm, tiêu để trong 30 phút.
  • Khoai tây, cà rốt, hành tây thái miếng vừa ăn.
  • Cho nồi lên bếp, cho chút dầu, phi thơm tỏi băm xào phần thịt bò cho săn lại.
  • Thêm hỗn hợp rau củ vào hầm cho đến khi chín nhừ.

3.13. Cháo thịt gà bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Thịt gà: 50 gam
  • Bí đỏ: 50 gam
  • Gạo tẻ: 80 gam
  • Gia vị, dầu ăn

Thực hiện:

  • Thịt gà đem lọc bỏ xương rồi băm nhỏ
  • Bí đỏ hấp tán nhuyễn
  • Gạo tẻ thêm nước nấu thành cháo. Thêm gà và bí đỏ vào đun thêm 10 phút
  • Cho ra bát thêm chút dầu ăn, cho trẻ ăn khi còn ấm

3.14. Cháo táo tàu

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 80 gam
  • Táo tàu bỏ hạt: 5 quả
  • Đường trắng: 20 gam
  • Hà thủ ô: 10 gam

Thực hiện

  • Đem toàn bộ nguyên liệu trên cho vào nồi với 250ml nước ninh nhừ
  • Cho trẻ ăn liên tục trong 1 tháng khi trẻ đói sẽ thấy được hiệu quả cải thiện cân nặng.

Trên đây là 14 món dễ ăn giúp trẻ suy dinh dưỡng mau chóng hồi phục được các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ để giúp các mẹ có thêm nhiều lựa chọn để cải thiện chiều cao và cân nặng hiệu quả cho trẻ. Chúc các mẹ thành công với những món ăn trên! Mẹ có thể cho bé ăn như cách được hướng dẫn hoặc xen kẽ các món ăn thường xuyên cho bé khỏi ngán nhé.

Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng cần được bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe