Thông khí nhân tạo (Thở máy)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thông khí nhân tạo hay gọi là thở máy là một thủ thuật để hỗ trợ hay kiểm soát sự hô hấp trong những trường hợp phẫu thuật hay trường hợp cấp tính đe dọa tính mạng. Người bệnh cần phải sử dụng máy thở để hỗ trợ về hô hấp và đường thở.

1.Các phương thức thông khí nhân tạo

2.Khi nào bệnh nhân cần phải thực hiện thông khí nhân tạo?

2.1 Trong khi phẫu thuật

Nếu bạn gây mê toàn thân trong khi phẫu thuật, bạn có thể sẽ được kết nối với máy thở. Các loại thuốc được sử dụng để gây mê có thể làm gián đoạn nhịp thở bình thường. Máy thở giúp đảm bảo rằng bạn tiếp tục thở trong khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại phẫu thuật bạn có, bạn có thể ở lại máy thở trong vài giờ đến vài ngày sau khi phẫu thuật. Hầu hết những người đã gây mê trong khi phẫu thuật chỉ cần thở máy trong một thời gian ngắn.

2.2 Đối với suy giảm chức năng hô hấp

Bạn có thể cần phải thở máy (thông khí nhân tạo) trong trường hợp bệnh lý, tình trạng hay yếu tố khác dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Mặc dù bạn có thể tự thở nhưng cảm thấy khó thở, thở nhanh thì thông khí nhân tạo không xâm lấn có thể giúp cho hô hấp trở nên tốt hơn.

Những người không thể tự thở thì phải dùng thông khí nhân tạo xâm lấn để giúp cho quá trình hô hấp được diễn ra tốt nhất.


Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp cần thở máy
Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp cần thở máy

2.3 Một số bệnh lý cần sử dụng thở máy (thông khí nhân tạo)

3.Cách thực hiện thông khí nhân tạo

3.1 Thông khí nhân tạo không xâm lấn

Người bệnh được hỗ trợ hô hấp từ máy thở thông qua” mặt nạ” thở. Mặt nạ kín được đặt lên vùng mũi – miệng và kết nối với máy thở sẽ hỗ trợ hô hấp giúp bạn.

Khi tình trạng hô hấp được cải thiện thì các bác sĩ sẽ đánh giá “cai” máy thở cho bạn. Và nếu đã cải thiện tốt sẽ ngưng hoàn toàn máy thở và bạn sẽ trở lại 6 thở 1 cách tự nhiên.


Thông khí nhân tạo không xâm nhập
Thông khí nhân tạo không xâm nhập

3.2 Thông khí nhân tạo xâm lấn

Đầu tiên người bệnh sẽ được gây mê và tiến hành đặt nội khí quản “ ống thở” vào khí quản.

Sau đó máy thở sẽ được kết nối với nội khí quản và máy thở sẽ hỗ trợ sự hô hấp của cơ thể để đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể cũng như thải C02 cho cơ thể. Bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc an thần để được “ ngủ” một cách có kiểm soát tốt nhất cho máy thở hoạt động.


Đặt nội khí quản cho bệnh nhân
Đặt nội khí quản cho bệnh nhân

Khi tình trang được cải thiện Bác sĩ sẽ đánh giá ngưng thuốc ngủ và giúp bạn tỉnh dậy. Dựa vào tình trạng bệnh lý của bạn đã cải thiện bác sĩ sẽ cho bạn tập cai máy thở và sau đó rút nội khí quản.

4.Biến chứng và bất lợi khi thở máy


Thông khí nhân tạo cũng gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân
Thông khí nhân tạo cũng gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân

Thông khí nhân tạo là biện pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu hô hấp cho bệnh nhân, tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân.

4.1. Tổn thương nhu mô phổi và phế nang

Vỡ phế nang gây tràn khí màng phổi: áp lực đẩy khí vào phổi cao 80 – 100cm nước mới đảm bảo khí vào tới phế nang có thể gây vỡ phế nang nhất là các bệnh lý mãn tính có sẵn tại phổi như: Hen phế quản, COPD...

4.2. Tim mạch

Giảm cung lượng tim: áp lực đẩy khí làm áp lực khí ở phế nang tăng cao dẫn đến tuần hoàn mao mạch chậm lại, máu về tim giảm, lưu lượng máu ở phổi giảm.

Ngoài ra khi thở máy sẽ tác động đến chức năng của tim mạch dẫn đến giảm chức năng của tim mạch.


Vỡ phế nang có thể gây ra tràn khí màng phổi
Vỡ phế nang có thể gây ra tràn khí màng phổi

4.3. Các vấn đề ở dây thanh âm

Khi bác sĩ tháo ống thở ra khỏi người bệnh, dây thanh âm của họ có thể bị tổn thương. Ban đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức vùng họng và có giọng nói khàn khàn. Vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ, nếu cảm thấy khó thở hoặc khó nói chuyện sau khi tháo ống ra.

4.4. Biến chứng khác

  • Rối loạn tiêu hoá: trướng bụng, liệt ruột, táo bón do nằm lâu.
  • Rối loạn tiết niệu: do giảm tưới máu thận, ức chế bài tiết natri, giảm độ thanh lọc dẫn đến ứ máu toàn thân.
  • Loét ép: do bệnh nhân mê, nằm thở máy dài ngày là nguyên nhân chính gây nên loét tì đè vùng xương cùng cụt, các gót chân..
  • Nhiễm khuẩn: Bệnh nhân thở máy thường trong tình trạng bệnh nặng, được thực hiện nhiều kỹ thuật như: đặt nội khí quản, mở khí quản, đặt tĩnh mạch dưới đòn, thông tiểu, thông dạ dày, các kỹ thuật tiêm truyền,... dễ bị nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện.
  • Thay đổi trạng thái tâm thần: do tính chất bệnh và do can thiệp nhiều kỹ thuật, thời gian điều trị dài ngày,...

Thở máy là phương pháp can thiệp để kiểm soát hô hấp mang tính chất nguy kịch, sống còn, giúp điều trị những bệnh lý nặng nề để giúp cứu sống người bệnh. Nhưng qua đó cũng có rất nhiều những bất lợi xung quanh việc thở máy nhất là các bệnh lý nặng phải thở máy dài ngày.

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường về sức khỏe bạn nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe