Trẻ 18 đến 24 tháng tuổi đang trong giai đoạn học hỏi quan trọng. Trẻ có thể nhác ngủ do ham muốn học cách kiểm soát môi trường xung quanh. Do đó, để giúp trẻ ngủ ngon, hãy để chúng lựa chọn các hoạt động trước khi đi ngủ.
1. Thói quen ngủ của trẻ 18 đến 24 tháng tuổi
Trẻ 2 tuổi ngủ bao lâu là đủ? Thời gian ngủ khoảng 11 đến 14 giờ mỗi ngày, bao gồm một giấc ngủ ngắn từ 1 - 3 giờ mỗi chiều. Trước 2 tuổi, một số trẻ vẫn cần ngủ hai giấc ngủ ngắn mỗi ngày.
2. Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ 18 đến 24 tháng
2.1. Giúp trẻ học cách tự đi vào giấc ngủ theo thời gian biểu
Ở độ tuổi này, trẻ có thể tự ngủ mà không cần ru ngủ. Nếu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, trẻ sẽ rất khó ngủ trở lại khi thức giấc.
Nếu bạn ngủ gục trên một chiếc gối, khi nửa đêm thức giấc và thấy chiếc gối đã biến mất. Bạn sẽ lo lắng và tìm kiếm chiếc gối. Điều này ngăn bạn trở lại giấc ngủ.
Tương tự, nếu trẻ ngủ quên mỗi đêm trong khi nghe đĩa CD. Khi tỉnh giấc nửa đêm, trẻ sẽ tự hỏi tiếng nhạc ở đâu rồi và điều gì sẽ xảy ra khi thức dậy vào nửa đêm. Điều này khiến trẻ không thể đi ngủ trở lại.
Để tránh điều này, hãy cố gắng đưa trẻ vào giường khi buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo để trẻ có thể tự ngủ. Nếu bạn chưa tập trung vào việc luyện ngủ, hãy bắt đầu ngay bây giờ, trước khi trẻ chuyển sang giường riêng.
Khi trẻ được 1 tuổi, bạn có thể đặt trên giường bé búp bê, chăn hoặc đồ chơi mềm để ngủ cùng. Điều này có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn.
2.2. Đưa ra những lựa chọn có thể chấp nhận được khi đi ngủ
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu học tính độc lập và kiểm soát môi trường sống. Để hạn chế ham muốn vui chơi của trẻ khi đến giờ đi ngủ, hãy để trẻ lựa chọn các hoạt động trước khi đi ngủ như câu chuyện muốn nghe, bộ đồ ngủ muốn mặc, thú nhồi bông yêu thích.
Bí quyết là chỉ đưa ra hai hoặc ba lựa chọn thay thế và đảm bảo rằng bạn hài lòng với từng lựa chọn. Ví dụ, đừng hỏi, "Trẻ có muốn đi ngủ ngay bây giờ không?". Trẻ trả lời không, điều đó không thể chấp nhận được.
3. Trẻ 18 - 24 tháng tuổi không muốn đi ngủ là do đâu?
Các vấn đề về giấc ngủ phổ biến nhất đối với trẻ mới biết đi là khó ngủ, lo lắng chia ly và thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm. Trẻ cũng có thể gặp ác mộng về đêm.
Từ 18 đến 24 tháng tuổi, một số trẻ bắt đầu trèo ra khỏi cũi, rồi rơi ra ngoài. Tuy nhiên, trẻ ra khỏi nôi không có nghĩa là đã sẵn sàng ngủ trên giường. Cố gắng giữ an toàn cho trẻ trong nôi bằng những mẹo sau:
- Hạ đệm xuống: Nếu di chuyển đệm cũi xuống vị trí thấp nhất, bạn có thể ngăn trẻ ra ngoài. (Điều này sẽ không hiệu quả khi trẻ lớn hơn)
- Dọn sạch cũi: Để đảm bảo an toàn, bạn nên đưa đồ chơi, đệm ra khỏi cũi. Nếu không, trẻ có gặp nguy hiểm do các hành động như sử dụng đồ chơi trong cũi để ra ngoài. Nếu lấy những đồ vật này ra, trẻ sẽ không thể ra khỏi cũi.
- Đừng phản ứng quan tâm quá mức khi trẻ nhảy ra ngoài: Nếu trẻ nhảy ra khỏi nôi và bạn phản ứng chú ý hoặc để trẻ ngủ chung, trẻ sẽ tiếp tục làm điều đó. Thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh và trung lập, kiên quyết bảo trẻ không được trèo ra ngoài và đặt trở lại cũi ngay. Trẻ sẽ nhanh chóng hiểu ý.
- Theo dõi: Đứng ở vị trí mà bạn có thể nhìn thấy trẻ trong nôi nhưng trẻ không thể nhìn thấy bạn. Nếu trẻ cố gắng thoát ra, ngay lập tức bảo trẻ nằm lại vị trí cũ. Hãy bình tĩnh hạn chế tối đa tương tác, để trẻ không biến nó thành một trò chơi. Sau khi bạn làm điều này một vài lần, trẻ sẽ học cách giữ nguyên vị trí.
- Thiết lập môi trường an toàn: Nếu bạn không thể giữ trẻ không nhảy ra ngoài, ít nhất bạn có thể đảm bảo rằng trẻ được an toàn. Đặt gối và các lớp đệm khác trên sàn xung quanh nôi của trẻ và trên các tủ đựng đồ chơi, tủ đựng quần áo và các đồ vật khác.
Nếu trẻ không ngừng leo trèo, bạn có thể chuyển trẻ vào giường của mình. Vì ít nhất thì bạn sẽ không phải lo lắng về việc trẻ bị ngã và chấn thương.
Thiết lập thói quen lành mạnh cho trẻ ngủ là điều rất quan trọng, vì giấc ngủ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp trong bài viết trên để hình thành đồng hồ sinh học và đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình ngủ.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong