Tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS. Đặng Mạnh Cường - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Lồng ruột là bệnh lý ngoại khoa phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra khi một đoạn ruột bị lộn lại, chui vào lòng đoạn ruột kế cận. Đây là nguyên nhân gây tắc ruột cơ học, vừa bít vừa thắt. Có nhiều cách điều trị lồng ruột, bác sĩ sẽ dựa trên tình hình và điều kiện sức khỏe của bệnh nhi mà lựa chọn.

1. Tổng quan

Lồng ruột là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ nhỏ bị đau bụng cấp. Lồng ruột xuất hiện khi một phần ống tiêu hóa lồng vào đoạn kế tiếp, phổ biến ở trẻ từ 6 tháng cho đến 2 tuổi. Hầu hết các trường hợp lồng ruột ở nhóm tuổi này là tự phát. Trong đó lồng hồi - manh tràng chiếm phần lớn.

Hiện nay, mặc dù có nhiều phương pháp điều trị lồng ruột không phẫu thuật khác nhau, song tất cả đều dựa trên nguyên tắc: Đưa áp lực vào đỉnh của khối ruột bị lồng để đẩy quai ruột trở về vị trí bình thường. Kỹ thuật tháo lồng ruột được chia thành 2 nhóm tùy theo chất để tạo áp lực, cụ thể là:

  • Tháo lồng bằng hơi: Ngày nay được sử dụng phổ biến, nếu bệnh nhân đến sớm trong 24 giờ đầu thì tỷ lệ thành công là 90%. Cần dùng X-quang kết hợp lâm sàng để đánh giá tháo lồng thành công;
  • Tháo lồng bằng dung dịch (gồm nước, dung dịch Ringer hoặc nước muối sinh lý): Có thể tiến hành dễ dàng ở phòng siêu âm và cũng theo dõi kết quả tháo lồng bằng siêu âm mà không phải dùng đến tia X-quang. Tỷ lệ thành công khi tháo lồng bằng nước khoảng 50 - 89%.

Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng có thể tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền, hay bằng baryt hoặc điều trị ngoại khoa.

2. Khi nào tháo lồng ruột dưới chụp số hóa xóa nền?

2.1. Chỉ định

Có thể tiến hành tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền khi bệnh nhân thỏa một trong những điều kiện sau đây:

  • Độ tuổi < 3 tháng hoặc > 5 tuổi;
  • Các triệu chứng đã kéo dài, đặc biệt là hơn 48 giờ;
  • Đi tiểu ra máu;
  • Tắc ruột non;

Bệnh nhân tắc ruột non được chỉ định thực hiện
Bệnh nhân tắc ruột non được chỉ định thực hiện

2.2. Chống chỉ định

Ngược lại, không tiến hành kỹ thuật nếu bệnh nhân bị:

3. Chuẩn bị

3.1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa và phụ tá;
  • Kỹ thuật viên điện quang;
  • Các cán bộ điều dưỡng viên;
  • Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên gây mê (nếu bệnh nhân không hợp tác được).

3.2. Phương tiện

  • Máy siêu âm;
  • Máy chụp số hóa xóa nền (chụp DSA);
  • Bộ áo chì và tạp dề để che chắn tia X;
  • Bốc thụt và hệ thống dây dẫn;
  • Máy đo áp lực.

3.3. Vật tư y tế

  • Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định)
  • Dung dịch nước muối sinh lý 2000ml;
  • Ống thông trực tràng;
  • Gel siêu âm;
  • Dầu Parafin bôi trơn.

3.4. Người bệnh

  • Người bệnh được giải thích rõ ràng về thủ thuật để phối hợp tốt với thầy thuốc;
  • Nhịn ăn và uống trước 6 tiếng, chỉ được uống không quá 50ml nước;
  • Nằm tư thế ngửa tại phòng can thiệp;
  • Lắp máy theo dõi sinh hiệu: Nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồSpO2;
  • Sát trùng da;
  • Phủ khăn có lỗ vô khuẩn;
  • Cho thuốc an thần nếu bệnh nhi quá kích thích, không chịu nằm yên.

3.5. Phiếu xét nghiệm

Chuẩn bị tương tự như các kỹ thuật chụp số hóa xóa nền khác:

  • Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú;
  • Phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua;
  • Phim ảnh chụp X quang, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ (nếu có).

4. Cách thức tiến hành

  • Bước 1: Đặt đường vào lòng ruột

Bác sĩ sẽ đặt ống thông trực tràng, sau đó kết nối ống thông trực tràng với hệ thống bốc thụt.

  • Bước 2: Thụt nước hoặc khí vào trong lòng của ruột

Nước / khí được đưa từ từ vào khung đại tràng dưới áp lực phù hợp.

  • Bước 3: Thực hiện tháo lồng

Theo dõi tiến độ tháo khối lồng dưới hướng dẫn chụp DSA (chụp mạch số hóa xóa nền). Dựa trên những dấu hiệu thu được mà điều chỉnh áp lực tháo lồng phù hợp.

  • Bước cuối: Kết thúc thủ thuật.

5. Một số lưu ý

Nhìn chung, kỹ thuật tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền được đánh giá là thành công khi:

  • Toàn bộ khối lồng đã biến mất;
  • Hơi hoặc dịch đã dùng có thể lưu thông qua được chỗ bị lồng;
  • Phim X-quang cho thấy hơi phân bố đều trong các quai ruột (hình quả bóng - Football sign).

Cũng giống như bất kỳ thủ thuật nào khác, nguy cơ tai biến là có xảy ra với tỷ lệ thấp. Cụ thể trong trường hợp này là:

  • Thủng ruột: Chỉ xuất hiện ít hơn 1% các trường hợp, nếu có thì cần được điều trị phẫu thuật cấp cứu;
  • Tái phát: Tiến hành lại quy trình tháo lồng như trên hoặc xem xét các kỹ thuật khác phù hợp hơn.

Đa số lồng ruột ở trẻ lớn có nguyên nhân thực thể, do đó cần phải chú ý tìm ra và giải quyết triệt để. Bệnh này cũng dễ tái phát, thường gặp lồng ruột hồi - manh - đại tràng, vì vậy nếu kỹ thuật thất bại thì phương pháp hiệu quả nhất có thể nghĩ đến là phẫu thuật tháo lồng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện có hội tụ đầy đủ các bác sĩ đa khoa và chuyên khoa thực hiện, thăm khám, phẫu thuật, chẩn đoán hình ảnh và điều trị các bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt, tại Vinmec cũng có thực hiện kỹ thuật tháo lồng ruột và đem lại kết quả điều trị tối ưu cho quý khách hàng.

Trước khi nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park từ tháng 12 năm 2017, Bác sĩ Đặng Mạnh Cường có trên 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm – chẩn đoán hình ảnh ở các Bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng, Phòng MRI bệnh viện Nguyễn Tri Phương và khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Quốc tế Becamex.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe