Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Tê bì tay chân là dấu hiệu cảnh báo của biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường. Cần kiểm soát đường huyết và điều trị dấu hiệu càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng hơn.
1. Tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết tăng cao khiến các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Người bệnh tiểu đường thường cảm thấy tê ở đầu ngón chân, nhất là khi nằm nghỉ ngơi và thấy đỡ hơn khi vận động.
Theo Giám đốc Trung tâm tiểu đường - Trung tâm Y khoa Montefiore - Tiến sĩ Zonszein thì các dây thần kinh dài nhất trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh lý đái tháo đường, các dây thần kinh này đi từ cột sống đến các ngón chân. Vì thế bàn chân thường bị tê bì trước, sau đó mới đến cánh tay và bàn tay.
Ngoài ra, trong hệ thống dây thần kinh bao myelin sẽ có vai trò bảo vệ các sợi trục. Ở người bệnh tiểu đường, các bao myelin sẽ bị tổn thương, dần dần giảm chức năng bảo vệ sợi trục, khiến người bệnh bị đau buốt, tê nhức.
Các dấu hiệu cảnh báo tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường bao gồm: Da khô, ngứa, da bong tróc, cảm thấy lạnh, dễ bị bầm tím chân tay, bị tê ngón chân, ngón tay rồi lan dần đến cả bàn chân, bàn tay... Các dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn thành các dấu hiệu của tuổi già nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các sợi trục thần kinh càng ngày càng bị tổn thương nhiều hơn. Các triệu chứng sẽ tăng dần mức độ như: Ngứa ran, đau như có kim châm, bỏng rát, chuột rút, tê như có kiến bò ở tay chân... Các triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc.
Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường thường gặp nhất. Có tới gần 70% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng này, nhất là những người tiểu đường lâu năm.
2. Tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường không chỉ là biến chứng gây khó chịu mà nó còn có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm như: Mất cảm giác ở tay, chân. Biểu hiện điển hình là chạm vào vật nóng nhưng không có cảm giác bỏng rát, bị vật sắc nhọn cứa vào tay nhưng không thấy đau. Tiểu đường khiến cho dòng máu tới các chi giảm. Các vết thương trên tay, chân có thể nhiễm trùng, hoại tử. Nhiều người không được can thiệp kịp thời đã phải cắt cụt ngón tay, ngón chân, thậm chí là bàn tay, bàn chân, tháo khớp gối, nghiêm trọng hơn là tàn phế suốt đời.
Trường hợp người bị tiểu đường phải cắt cụt chi thì vết thương rất khó lành, thậm chí là có thể bị hoại tử tiếp, phải cắt cụt sâu hơn, tháo khớp cao hơn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, khi thấy các dấu hiệu tê bì chân tay hay bất cứ vấn đề bất thường nào khác thì cần đến bệnh viện kiểm tra để tiến hành điều trị ngay. Cần có các biện pháp dự phòng sớm các biến chứng về thần kinh và mạch máu ở người bệnh tiểu đường.
3. Làm gì khi bị tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường
3.1. Kiểm soát đường huyết
Tê bì chân tay là biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường, do đó để làm giảm tình trạng này cần phải kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Người bệnh phải uống thuốc tiểu đường theo đúng chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, vận động thường xuyên để duy trì sức khỏe và cân nặng.
Nếu người bệnh đang bị thừa cân, béo phì cần phải giảm cân để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Đặc biệt là không uống rượu bia và hút thuốc lá.
3.2. Chăm sóc bản thân
Khi bị tê bì chân tay, người bệnh nên ngâm chân tay và rửa chân tay bằng nước ấm hàng ngày, sau đó lau thật khô và thoa kem dưỡng ẩm. Luôn đi giày, dép để ngăn ngừa các thương tích, vết trầy xước trên da.
Thường xuyên kiểm tra tay chân để kịp thời phát hiện các vết thương, vết loét và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh nhiễm trùng, hoại tử Trong trường hợp muốn biết lượng đường trong máu là bao nhiêu, tình trạng tiểu đường đang ở mức độ nào thì quý khách hàng có thể đăng ký gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Không chỉ tầm soát sức khỏe, gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu còn nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Sử dụng gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu tại Vinmec, khách hàng sẽ được:
- Khám CK nội tiết (có hẹn)
- Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động)
- Định lượng Glucose
- Định lượng HbA1c
- Định lượng Axit Uric
- Định lượng Cholesterol
- Định lượng HDL-C(High density lipoprotein Cholesterol)
- Định lượng LDL-C(Low density lipoprotein Cholesterol)
- Định lượng Triglycerid
- Định lượng Ure
- Định lượng Creatinin
- Đo độ hoạt AST (GOT)
- Đo độ hoạt ALT (GPT)
- Đo độ hoạt GGT (Gama glutamyl Transferase)
- Định lượng MAU (Micro Albumin Arine)
- Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực
- Điện tim thường
- Siêu âm doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ (động mạch cảnh)
- Siêu âm Doppler động mạch, tĩnh mạch chi dưới (Động mạch chi dưới hai bên)
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.