Tập thể thao ở người hen suyễn: Cần lưu ý gì?

Người bệnh hen suyễn tập thể dục đúng cách giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người bị hen suyễn việc tập thể dục cần phải biết và lưu ý một số điều để tránh nguy hiểm khi tập thể dục quá sức.

1. Vai trò của tập thể dục đối với người bệnh hen suyễn

Tập thể dục tốt cho mọi đối tượng trong đó có cả bệnh nhân hen suyễn. Việc tập thể dục đều đặn, đúng, phù hợp giúp lối sống của chúng ta lành mạnh, đẩy lùi được rất nhiều bệnh lý, hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Đối với bệnh nhân hen suyễn cũng vậy, chỉ cần bạn được kiểm soát tốt, tập đúng với khả năng, thể trạng và sức khỏe của bản thân. Tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp, tăng cường hệ thống miễn dịch, giữ trọng lượng cơ thể ổn định, khỏe mạnh.


Tập thể dục có lợi cho người bị bệnh hen suyễn
Tập thể dục có lợi cho người bị bệnh hen suyễn

2. Phòng ngừa cơn hen suyễn do tập thể dục

Khi cơn hen phát tác khi tập thể dục, chúng ta cần chú ý để bệnh nhân duy trì hoạt động, hoặc trở nên năng động hơn bằng các bước sau đây:

Xác định các yếu tố kích phát hen suyễn do tập thể dục:

  • Nếu yếu tố kích thích cơn hen là không khí lạnh, người bệnh nên được quàng khăn, đeo khẩu trang chống lạnh mũi, miệng, làm ấm không khí, cố gắng thở qua đường mũi khi tập luyện.
  • Kiểm tra lượng nấm mốc, phấn hoa... các dị nguyên gây kích thích cơn hen.
  • Tránh hoạt động ngoài trời ở thời điểm trưa chiều bởi đây là lúc mức độ ô nhiễm của không khí gây hen suyễn tăng cao nhất.
  • Sử dụng thuốc ngừa hen suyễn
  • Một số loại thuốc được chỉ định có thể dùng cho người bệnh hen suyễn trước khi tập thể dục để ngăn chặn các triệu chứng có thể xảy ra trong quá trình tập. Thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm cũng có thể được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Người bệnh luôn có ống hút cứu hô trong người khi tập thể dục để có thể sử dụng kịp thời khi lên cơn hen suyễn.

Làm nóng trước khi tập luyện và kết thúc động tác làm nguội:

  • Nguyên tắc đối với người bệnh hen suyễn khi tập thể dục là cần phải làm nóng 5- 10 phút trước khi tập thể dục. Điều này có thể giúp người bệnh ngăn ngừa triệu chứng hen suyễn tốt khi tập thể dục. Với bước làm nóng trước khi tập, người bệnh có thể đi bộ chậm và tăng tốc dần lên hoặc có thể bắt đầu bằng cách đưa hai tay lên khỏi đầu chạm nhau rồi thả xuống hông nhiều lần và sau đó thêm cử động nhảy giang chân nhiều lần.
  • Làm nguội 5-10 phút sau khi tập luyện cũng có hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng hen có thể xảy ra. Hoạt động làm nguội có thể là đi bộ hoặc kéo dãn người phù hợp.

3. Làm gì khi xuất hiện cơn hen suyễn khi tập thể dục?

Ngay khi bạn đã thực hiện các bước phòng ngừa hen suyễn khi tập thể dục, thì các triệu chứng vẫn có thể xảy ra. Người bệnh hen suyễn nên giảm hoạt động dần dần. Khi triệu chứng tiếp tục trở nặng, người bệnh cần sử dụng thuốc cắt cơn hen suyễn như salbutamol. Triệu chứng sẽ giảm dần và bạn hoàn toàn có thể cắt cơn hen suyễn và kết thúc tập luyện. Khi tình trạng cơn hen không giảm, người bệnh hen suyễn cần được kịp thời đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị đúng hướng.

4. Phương pháp luyện tập phù hợp với người bệnh hen suyễn

Mắc bệnh hen suyễn không có nghĩa là không tập luyện thể dục thể thao. Người bệnh cần duy trì mức tập luyện phù hợp sẽ giúp ích nhiều cho sức khỏe và điều trị bệnh. Như đã nói ở trên, người bệnh hen suyễn cần làm nóng làm nguội trước và sau khi tập luyện. Thời gian khởi động trung bình từ 5- 10 phút bằng đi bộ, các động tác nhẹ nhàng.

Thay đổi, tập luyện các môn thể dục phù hợp là điều đúng đắn với người bệnh hen suyễn. Các môn thể dục nhẹ nhàng, yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn là sự lựa chọn lý tưởng cho người bệnh hen suyễn. Các môn chơi đồng đội như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền cũng thường phù hợp cho bệnh nhân hen.

Một số môn thể thao có giai đoạn gắng sức ngắn khoảng 10s kèm giai đoạn nghỉ dài hơn khoảng 30s nối tiếp nhau như quần vợt, cầu lông, bóng bàn... hiếm khi đưa bệnh nhân đến hen gắng sức. Trong khi đó bệnh nhân hen cần chú ý với các môn thể thao như chạy cự ly dài, đua xe đạp, thể dục nhịp điệu dễ gây gắng sức. Cần hết sức thận trọng với các môn này.

Bơi lội trong điều kiện thời tiết ấm là rất phù hợp với bệnh nhân hen. Tuy nhiên nếu trời lạnh, hồ bơi bị khử quá nhiều clo thì lại không tốt cho bệnh nhân hen suyễn.

Môn thể thao gây nguy hiểm nhất với người bị bệnh hen suyễn là lặn biển. Người bệnh phải hết sức cân nhắc khi chơi có phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình hay không.

Người bệnh hen suyễn cũng không nên tập thể dục thể thao tại không gian ô nhiễm, nhiều bụi, phấn hóa, cỏ... không khí lạnh và khô. Đây là những tác nhân khiến các triệu chứng hen phát tác trong quá tình luyện tập.

Bệnh Hen phế quản nếu không được chẩn đoán và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề như những cơn khó thở cấp tính và ác tính, thậm chí là tử vong. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói tầm soát bệnh hen phế quản của Vinmec giúp khách hàng:

  • Tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát và điều trị bệnh
  • Thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng và sàng lọc hen phế quản.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe