Tạo hình âm đạo thực hiện trong trường hợp nào?

Dị dạng âm đạo là một loại dị tật bẩm sinh ít gặp ở trẻ sơ sinh nữ do nguyên nhân chưa biết rõ. Dị tật âm đạo có thể là âm đạo ngắn, âm đạo bịt, không có âm đạo... bất kể là dị dạng như thế nào cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tình dục và khả năng làm mẹ của phụ nữ. Phẫu thuật tạo hình âm đạo ra đời hỗ trợ cho các phụ nữ bị dị dạng âm đạo bẩm sinh.

1. Tạo hình âm đạo là gì?

Tạo hình âm đạo là một phẫu thuật khôi phục âm đạo giúp âm đạo sau quá trình sinh đẻ bị căng giãn, hay tạo hình âm đạo ở những đối tượng dị dạng âm đạo, không có âm đạo với mục đích của phẫu thuật là tạo ra một ống âm đạo có kích thước đủ, đảm khả năng bài tiết và cho phép giao hợp được.

Sau quá trình sinh đẻ nhiều lần hay lão hóa lớp cơ tại âm đạo giảm đàn hồi, làm giảm cảm giác khi giao hợp. Ở những trường hợp dị dạng âm đạo, âm đạo quá ngắn, âm đạo bịt hay không có âm đạo làm cản trở quá trình giao hợp. Trường hợp không có âm đạo dẫn tới người phụ nữ không thể giao hợp và không có khả năng sinh con. Ngoài ra nếu phụ nữ bị âm đạo bịt, khi đến giai đoạn dậy thì có kinh nguyệt thì sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vì máu kinh không thoát được, nếu kéo dài gây ra chèn ép các cơ quan lân cận, nhiễm trùng cần phải phát hiện và phẫu thuật sớm.

Phẫu thuật tạo hình âm đạo tạo cơ hội cho những phụ nữ dị dạng âm đạo có đời sống tình dục bình thường như bao phụ nữ khác, còn có thể giúp họ thực hiện được mơ ước được làm mẹ.

2. Tạo hình âm đạo thực hiện khi nào?


Phẫu thuật tạo hình âm đạo được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Dị dạng âm đạo:
  • Không có âm đạo bẩm sinh, đây là một dị tật bẩm sinh đặc biệt. Tình trạng không có âm đạo, dẫn tới dịch tiết và kinh nguyệt mỗi tháng không thoát ra được, gây ra ứ đọng nếu không phát hiện sớm dẫn tới chèn ép các cơ quan xung quanh và nhiễm trùng. Ở trường hợp này nếu chức năng buồng trứng và tử cung vẫn bình thường thì sau khi tạo hình âm đọa vẫn có khả năng sinh con như bình thường.

Âm đạo có hình dạng khác thường
Âm đạo có hình dạng khác thường

  • Màng trinh bịt kín: Vì màng trinh bị kín nên đây cũng là nguyên nhân dẫn tới ứ đọng kinh nguyệt.
  • Dị dạng vách ngăn âm đạo: Có 2 trường hợp xảy ra, thứ nhất nếu vách ngăn âm đạo nằm ngang có thể là ở trên, giữa hoặc dưới của âm đạo, trường hợp này nếu vách ngăn bịt kín âm đạo thì sẽ có những biểu hiện như trường hợp màng trinh bịt kín, còn nếu vách ngăn có lỗ thừng thì sẽ gây cản trở sinh hoạt tình dục, thường được phát hiện khi sinh hoạt tình dục. Thứ 2 là vách ngăn nằm dọc trường hợp này không gây bịt kín âm đạo, nhưng khi giao hợp sẽ dẫn tới đau hay không giao hợp được.
  • Âm đạo quá ngắn: Ở trường hợp âm đạo ngắn có thể làm tăng nguy cơ phụ nữ bị sa sinh dục, từ đó ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt tình dục của vợ chồng.
  • Âm đạo bị giãn rộng: Nguyên nhân phụ nữ bị âm đạo giãn rộng do sau quá trình mang thai, sinh con lợp cơ ở âm đạo bị giảm sự đàn hồi; do quá trình lão hóa; Do nhu cầu sinh hoạt tình dục quá lớn. Việc âm đạo bị giãn rộng làm giảm cảm giác và làm cho phái nữ bị mất tự tin khi giao hợp, điều này có thể dẫn tới những điều không mong muốn trong cuộc sống tình dục của các cặp vợ chồng.

Một số trường hợp không nên phẫu thuật tạo hình âm đạo bao gồm:

3. Cần chú ý gì khi tạo hình âm đạo


Tạo hình âm đạo cần can thiệp phẫu thuật nên có thể xảy ra một số biến chứng cần theo dõi như:

  • Trong khi thực hiện phẫu thuật có thể gây biến chứng thủng trực tràng, niệu đạo. Trường hợp này rất ít gặp tuy nhiên nếu gặp các bác sĩ sẽ xử lý bằng cách khâu lại tổn thương
  • Nhiễm trùng: Cần theo dõi xem nếu sốt, chảy dịch vàng hôi ở âm đạo, đau nhức không giảm cần thông báo với nhân viên y tế.
  • Rối loạn cảm giác hay thay đổi về cảm giác, có thể làm giảm cảm giác khi giao hợp, giảm khoái cảm
  • Đau kéo dài
  • Hình thành sẹo

Trước và sau khi tạo hình âm đạo
Trước và sau khi tạo hình âm đạo

Ngoài ra một số chú ý vấn đề khác như:

  • Nếu chỉ định phẫu thuật do âm đạo bị căng giãn quá mức, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định. Trường hợp này nên lựa chọn các phương pháp không can thiệp phẫu thuật hơn là phẫu thuật. Như các bài tập sàn chậu đúng phương pháp.
  • Chăm sóc sau khi tạo hình âm đạo:
  • Chú ý rửa vệ sinh vùng cắt khâu bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày, đề phòng nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh hoạt động mạnh sau khoảng 1 đến 2 tuần sau khi phẫu thuật.
  • Tránh sờ, gãi hay va chạm vào vùng phẫu thuật.
  • Sau phẫu thuật người bệnh được nong âm đạo khoảng 3-6 tháng và sau 6 tháng phẫu thuật có thể giao hợp đực.
  • Ngoài ra cần tái khám theo yêu cầu của bác sĩ điều trị hay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.

Phụ nữ có những dấu hiệu bất thường như không có kinh nguyệt, không giao hợp được hay giao hợp gặp khó khăn là những dấu hiệu của tình trạng bất thường cấu tạo ở âm đạo, nên khám tìm nguyên nhân và can thiệp xử lý sớm, việc can thiệp phẫu thuật sớm làm tăng cơ hội thành công.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe