Tăng sinh cơ bè thất trái quá mức là tình trạng bệnh tim bẩm sinh nhưng hiếm gặp. Bệnh xảy ra khi buồng tim dưới bên trái không phát triển bình thường, làm hạn chế khả năng bơm máu của tim. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về bệnh lý này - một bệnh tim khá nguy hiểm và những rủi ro từ triệu chứng này tới bệnh nhân.
1. Tăng sinh cơ bè thất trái quá mức là gì?
Tăng sinh cơ bè thất trái quá mức là một bệnh tim hiếm gặp. Đây là một tình trạng bẩm sinh, nghĩa là người bệnh vừa sinh ra đã mắc phải. Khi mắc bệnh, tâm thất trái của người bệnh không phát triển được bình thường. Kết quả, tim người bệnh không bơm máu đi khắp cơ thể hiệu quả. Thay vì săn chắc và mịn màng, tâm thất trái của người bệnh lại xốp và dày.
Thông thường, đây là bệnh tim bẩm sinh, tức là người bệnh sinh ra đã mắc phải. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim.
2. Bệnh này ảnh hưởng đến chức năng tim như thế nào?
Bình thường, tâm thất trái sẽ có chức năng bơm máu giàu oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Đối với người bệnh, tâm thất trái không thể co bóp và thư giãn, dẫn đến tim không thể bơm máu khắp cơ thể một cách hiệu quả do chức năng tim không hoạt động tốt.
3. Bệnh này hiếm gặp đến mức nào?
Các chuyên gia ước tính, cứ 12 triệu người sẽ có một người bị bệnh. Số người mắc bệnh thực tế có thể cao hơn vì những người không có triệu chứng có thể không được chẩn đoán
4. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh
4.1 Triệu chứng
Một số người bệnh không có biểu hiện rõ ràng của tăng sinh cơ bè thất trái quá mức, phần còn lại phát sinh các vấn đề nghiêm trọng về tim, bao gồm đột tử do tim, nguyên nhân vì tim bệnh nhân đột ngột ngừng đập. Khoảng hai phần ba số người mắc bệnh có thể bị suy tim.
Nếu bệnh nhân đang mắc phải bệnh này, có thể mắc phải một số bệnh khác như:
- Cục máu đông.
- Khó nằm thẳng.
- Ngất xỉu.
- Tim đập nhanh.
- Không có khả năng tập thể dục (khó thở).
- Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
- Sưng chân (phù bạch huyết).
- Khó thở.
4.2 Nguyên nhân
Thông thường, bệnh tăng sinh cơ bè thất trái quá mức gây ra bởi sự thay đổi hoặc đột biến về gen trước khi người bệnh ra đời. Sự thay đổi này xảy ra ngẫu nhiên hoặc bị ảnh hưởng từ cha mẹ.
Một tỉ lệ nhỏ phụ nữ cũng có thể mắc phải mà không rõ nguyên nhân trong lần mang thai đầu tiên. Các chuyên gia cho rằng điều này xảy ra vì việc mang thai gây căng thẳng cho cơ tim của thai phụ. Ở một số phụ nữ, các triệu chứng biến mất sau quá trình sinh nở, tuy nhiên một số bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với bệnh này trong một thời gian rất dài, ngay cả lúc sau sinh.
5. Chẩn đoán và điều trị
5.1 Chẩn đoán
Người nghi mắc tăng sinh cơ bè thất trái quá mức có thể sử dụng một số xét nghiệm để chẩn đoán tại các cơ sở y tế, bao gồm:
- Siêu âm tim để đánh giá cách mà tim bơm máu đến cơ thể.
- Điện tâm đồ để đo hoạt động điện tim của bệnh nhân
- Các xét nghiệm hình ảnh (chụp CT tim hay chụp MRI) để xem cấu trúc tim của người bệnh,
- Chụp động mạch vành để xem máu chảy qua động mạch của tim như thế nào.
5.2 Điều trị
Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể được áp dụng một số phương pháp điều trị khác nhau tuỳ thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân. Các bác sĩ có thể kê đơn để cung cấp một số loại thuốc như:
- Sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE) như benazepril hoặc lisinopril, thuốc ức chế angiotensin-neprolysin như sacubitril-valsartan để thư giãn và mở rộng tĩnh mạch, động mạch của người bệnh
- Thuốc chẹn beta, chẳng hạn như metoprolol hay atenolol để ngăn chặn một số hóc môn và hạ huyết áp
- Digoxin để kiểm soát nhịp tim và cải thiện tốc độ lưu thông máu.
- Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể yêu cầu hoặc đề nghị bệnh nhân cấy ghép máy khử rung tim nếu bệnh nhân có nguy cơ bị ngừng tim. Máy khử rung tim (ICD) sẽ tạo ra một cú sốc điện đến tim để chấm dứt nhịp tim nhanh, thứ có thể gây tử vong. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể được đề nghị ghép tim.
Hiện tại, vẫn chưa có cách chữa trị bệnh tăng sinh cơ bè thất trái quá mức. Nhưng việc điều trị kịp thời có thể làm tăng chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng tim.
6. Rủi ro và cách phòng ngừa
Không có cách nào để phòng ngừa bệnh tăng sinh cơ bè thất trái quá mức. Nếu người bệnh có đột biến gen gây ra tình trạng này hoặc nghĩ mình nguy cơ mắc bệnh, bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm di truyền. Các nhân viên y tế có thể giúp người bệnh hiểu được ý nghĩa của căn bệnh, bao gồm cả nguy cơ truyền bệnh cho thế hệ tiếp theo.
Ngoài ra, bệnh tâm trái không chặt có thể là một phần của các tình trạng bệnh khác, chẳng hạn như:
- Hội chứng Barth.
- Hội chứng Noonan .
- Hội chứng Roifman.
- Hội chứng Toriello Carey.
Triển vọng của người mắc bệnh này rất khác nhau. Việc điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và một số người mắc bệnh này có tuổi thọ giống như người bình thường nếu theo dõi và thăm khám thường xuyên.
Bệnh này có thể gây tử vong nhưng thường thì không. Điều quan trọng là phải thăm khám thường xuyên với các bác sĩ chuyên khoa, từ đó quản lý sức khỏe tim mạch để giảm đi các nguy cơ biến chứng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.