Tăng - hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Cách điều trị

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Tăng - hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp đối với trẻ sơ sinh và có thể thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh. Biết được các biểu hiện của tình trạng này sẽ giúp các bậc phụ huynh đưa ra phương án điều trị kịp thời, đúng cách.

1. Tổng quan về bệnh hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

1.1 Dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu hạ đường huyết có thể bao gồm các dấu hiệu sau.

  • Thân nhiệt giảm nhanh, da dẻ nhợt nhạt, tím tái, chân tay lạnh
  • Các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, nôn, đói cồn cào, khó chịu
  • Nhịp thở nhanh, gấp, mạnh
  • Trường hợp nặng có thể co giật, hôn mê

Các dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện kèm theo các tình trạng là nguy cơ của hạ đường huyết như: Suy hô hấp, nhiễm trùng, sinh non, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thai to, .....


Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh khiến trẻ đau bụng khó chịu
Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh khiến trẻ đau bụng khó chịu

1.2 Đối tượng nguy cơ hạ đường huyết

Trẻ sơ sinh có nguy cơ hạ đường huyết là các trường hợp:

  • Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc truyền dung dịch đường trước khi sinh, mẹ đang sử dụng thuốc (chẹn Beta, ...).
  • Trẻ có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai: Do nhu cầu tiêu thụ đường lớn nên tăng nguy cơ hạ đường huyết khi dự trữ đường không đủ.
  • Trẻ đẻ non, chậm phát triển trong tử cung, cân nặng thấp khi sinh: Các trường hợp này dự trữ đường rất thấp trong gan nên khả năng điều tiết đường huyết kém.
  • Trẻ có tình trạng bệnh lý: Ngạt, nhiễm trùng, Shock, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, đa hồng cầu, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, ...
  • Trẻ được cho ăn muộn

1.3 Điều trị hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

1.3.1 Điều chỉnh đường huyết Điều chỉnh đường huyết được thực hiện từng bước tùy theo mức độ hạ đường huyết, có hoặc không có triệu chứng.Xử trí ngay các tình trạng cần cấp cứu: Co giật, tím, suy hô hấp, ...Điều chỉnh đường huyết

  • Điều chỉnh chế độ ăn:
  • Áp dụng cho mức đường huyết từ 2 – 2.6 mmol/L và không có triệu chứng
  • Bú mẹ sớm ngay sau sinh.
  • Nếu trẻ không thể bú mẹ thì cho trẻ ăn bằng phương pháp thay thế, lượng ăn đủ theo nhu cầu trong ngày
  • Theo dõi đường huyết trước ăn.

Truyền dịch Chỉ định cho các trường hợp hạ đường huyết

  • Trẻ có triệu chứng
  • Đường huyết <1.4 mmol/L
  • Đường huyết < 2.2.mmol/L khi đã điều chỉnh bằng chế độ ăn
  • Trẻ không ăn được

Khi trẻ không ăn được sẽ được truyền dịch để hạ đường huyết
Khi trẻ không ăn được sẽ được truyền dịch để hạ đường huyết

1.3.2 Điều trị nguyên nhân

Trong một số trường hợp hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có liên quan đến vấn đề nội tiết. Các trường hợp này thường là hạ đường huyết dai dẳng. Do đó, cần hội chẩn chuyên khoa nội tiết để tìm nguyên nhân và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp

Hạ đường huyết sơ sinh là một tình trạng nguy hiểm, do đó cần xác định sớm các đối tượng trẻ có nguy cơ hạ đường huyết để có kế hoạch theo dõi và điều trị sớm.

2. Tổng quan về bệnh tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh

Tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh được xác định khi Glucose máu > 6.9 mmol/L ( 125 mg/dL). Tăng đường huyết có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh như: Tăng tỷ lệ mắc bệnh và tăng tỷ lệ tử vong sơ sinh, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương, tăng nguy cơ bệnh lý võng mạc, tăng nguy cơ xuất huyết não.

2.1 Đối tượng nguy cơ tăng đường huyết sơ sinh

Tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh dễ gặp trong trường hợp:

  • Trẻ sinh non
  • Chậm phát triển trong tử cung
  • Chậm cho ăn qua đường miệng
  • Sử dụng thuốc: Cafein, Theophylin, ...
  • Nhiễm trùng nặng: Do giảm sản xuất Insulin và giảm sử dụng Glucose ở ngoại biên, suy hô hấp, sau phẫu thuật, ...
  • Truyền dung dịch Glucose tốc độ cao hơn nhu cầu
  • Truyền dung dịch lipid tốc độ cao và sớm


Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị tăng đường huyết
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị tăng đường huyết

2.2 Dấu hiệu nhận biết tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh

Tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh thường không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu. Thường gặp ở những trẻ có cân nặng nhỏ hơn tuổi thai, tiểu nhiều, mất nước, nhiễm toan, lớp mỡ dưới da mỏng, chậm lớn, không tăng cân.

2.3 Điều trị tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh

  • Hạn chế các tác nhân là nguy cơ gây tăng đường huyết
  • Sử dụng Insulin: Tùy theo mức độ tăng đường huyết và mục tiêu cần đạt trong từng bệnh lý cụ thể sẽ sử dụng liều Insulin khác nhau.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe