Tại sao một số loại thuốc phải uống khi đói?

Nếu nhiều loại thuốc cần được uống trong và sau bữa ăn để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như giúp sự hấp thụ thuốc được diễn ra tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân lại có chỉ định uống thuốc khi đói.

Uống thuốc lúc đói có sao không?

Đa số những loại thuốc hiện nay được sản xuất dưới dạng viên nang để thuốc có thể được hấp thu tại ruột non trong cơ thể người. Những màng bọc nang này sẽ được phá hủy tại ruột nếu pH > 7 tức là môi trường kiềm, do vậy, nếu uống thuốc trước khi ăn thì thuốc sẽ được vận chuyển đến dạ dày là môi trường pH < 7 nên viên nang sẽ chưa bị phá hủy, tiếp tục đi đến ruột non là nơi có pH > 7 thì lúc này viên nang bị phá hủy và dược chất được phóng thích vào cơ thể, giúp ruột hấp thụ và phát huy tác dụng điều trị của thuốc.


Nếu nhiều loại thuốc cần được uống trong và sau bữa ăn để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như giúp sự hấp thụ thuốc được diễn ra tốt nhất
Nếu nhiều loại thuốc cần được uống trong và sau bữa ăn để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như giúp sự hấp thụ thuốc được diễn ra tốt nhất

Uống thuốc khi đói là uống thuốc trước khi ăn 2 giờ đồng hồ hoặc sau khi ăn 2 giờ đồng hồ để dạ dày đủ trống giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa. Một số loại thuốc thường được chỉ định phải uống trong lúc bụng đói vì thức ăn và nước uống có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các loại thuốc này trong cơ thể, từ đó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Chẳng hạn với một số loại thuốc khi uống cùng lúc với đồ ăn có thể khiến cho dạ dày của bệnh nhân không thể hấp thu được thuốc, vì vậy không thể điều trị bệnh. Mặt khác, một số loại thuốc còn có khả năng tương tác với đồ ăn, khiến cho nồng độ thuốc trong máu tăng lên hay giảm xuống một cách bất thường gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Những loại thực phẩm khác cũng có thể làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc điều trị như nước bưởi, nước ép cam, việt quất có thể tương tác và làm giảm hiệu quả của thuốc, hay nhưng thực phẩm có chứa nhiều vitamin K như rau lá xanh, chuối cũng gây tương tác với thuốc.

Những loại thuốc thường được chỉ định uống thuốc khi đói đó là Flucloxacillin, Phenoxymethylpenicillin, Oxytetracycline... trên lâm sàng thường được uống trước ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ để thuốc hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, một số thuốc nhóm Biphosphate dùng trong bệnh loãng xương có chỉ định tuyệt đối không được uống khi trong dạ dày có thức ăn vì chỉ cần với một lượng nhỏ thức ăn thì thuốc cũng sẽ không thể có hiệu quả trong điều trị bệnh lý loãng xương.


Uống thuốc khi đói là uống thuốc trước khi ăn 2 giờ đồng hồ hoặc sau khi ăn 2 giờ đồng hồ để dạ dày đủ trống giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa
Uống thuốc khi đói là uống thuốc trước khi ăn 2 giờ đồng hồ hoặc sau khi ăn 2 giờ đồng hồ để dạ dày đủ trống giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa

Một số thuốc thuốc nhóm Biphosphate đó là Acid alendronic, Clodronate Natri, Etidronate Dinatri, Acid Ibandronic, Risedronat Natri, Acid Tiludronic... và thuốc này cũng không được uống trước khi ngủ mà nên uống trước khi ăn sáng. Thuốc Sucralfat điều trị vết loét cần được uống khi bụng đói vì nếu uống cùng với thức ăn thì thay vì có tác dụng bao vết loét lại, thuốc sẽ bao thức ăn nếu lúc này dạ dày chứa đầy thức ăn khiến cho việc điều trị vết loét với Sucralfat không có ý nghĩa. Một ví dụ khác, thuốc Mebeverine điều trị giảm co thắt đường ruột cũng cần uống thuốc khi đói để phát huy hiệu quả trước khi có thức ăn vào. Thuốc Cromoglicat dùng trước khi ăn vì thuốc được nghiên cứu là có những thành phần có thể dị ứng với thức ăn, vì vậy cần tránh xa bữa ăn ngăn chặn tác dụng phụ này.

Tóm lại, uống thuốc khi đói là một chỉ định phổ biến đối với hầu hết các loại thuốc điều trị hiện nay vì giúp thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất tại cơ quan phù hợp, giảm thiểu được những tác dụng không mong muốn lên những hệ cơ quan khác trong cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe