Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Trẻ bị hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sự tích tụ vi khuẩn đến các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày. Để có thể giải quyết triệt để tình trạng hôi miệng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Miệng được ví một đĩa petri chứa đầy vi khuẩn. Các chuyên gia cho rằng, hôi miệng là hậu quả của quá trình trao đổi chất như lưu huỳnh, axit béo dễ bay hơi, putrescine và cadaverine.
Những vi khuẩn gây hôi miệng có thể tồn tại ở lưỡi, đặc biệt là lưỡi có nhiều màng bọc hoặc giữa răng và nướu (vùng nha chu). Đối với trẻ em, việc làm sạch miệng sau khi ăn và ngủ dậy còn hạn chế nên khiến cho vi khuẩn tồn tại, phát triển, gây ra tình trạng hôi miệng.
Một số nguyên nhân có thể khiến hơi thở có mùi hôi ở trẻ bao gồm:
1. Dị vật trong mũi gây hôi miệng
Các dị vật như hạt đậu hoặc bộ phận nhỏ của đồ chơi nếu bị kẹt trong mũi của trẻ thì có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng hôi miệng. Đây là nguyên nhân phổ biến mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng cần phải lưu ý khi nhà có con nhỏ.
2. Dinh dưỡng và chế độ ăn uống
Trong bữa ăn hàng ngày, nếu cha mẹ cho trẻ ăn một số thực phẩm gây mùi như tỏi, hành tây, gia vị mạnh thì có thể sẽ gây ra tình trạng bị hôi miệng. Tuy nhiên, trẻ bị hôi miệng vì nguyên nhân nay có thể khỏi nhanh chóng mà không cần can thiệp gì, bởi sau khi tiêu hóa và hấp thụ các loại thực phẩm này vào cơ thể, phân tử có mùi sẽ đi vào máu rồi đào thải dần ra ngoài qua phổi, đường hô hấp.
Ngoài ra, những thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, cá và pho mát, chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể làm tình trạng hôi miệng ở trẻ trầm trọng hơn.
Thực phẩm khô và cứng như khoai tây chiên, snack, kẹo bơ cứng và sôcôla nếu ăn nhiều cũng có thể bị mắc kẹt trong các rãnh răng, từ đó làm tăng sinh vi sinh vật gây sâu răng và hậu quả là hơi thở có mùi.
3. Mũi gây hôi miệng
Viêm xoang mãn tính có thể là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ mới biết đi. Trẻ bị tình trạng này hầu như sẽ có các dấu hiệu sau:
- Sổ mũi kéo dài;
- Ho;
- Tắc nghẽn mũi;
- Đau mặt.
Ngoài ra, nếu bị dị vật mắc kẹt trong mũi thì trẻ cũng có thể bị hôi miệng. Trong trường này, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra với trẻ.
4. Bệnh lý đường tiêu hoá là nguyên nhân gây hôi miệng
Nguyên nhân đường tiêu hóa (GI) gây hôi miệng ở trẻ mới biết đi mặc dù không phổ biến nhưng cũng cần được xem xét. Do đó, nếu thấy trẻ bị hôi miệng kèm theo các biểu hiện như: Đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc ợ chua, thì hãy nghĩ ngay đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Ngoài ra, Helicobacter pylori - loại vi khuẩn có thể lây nhiễm vào dạ dày của trẻ, gây ra các triệu chứng khó chịu và hôi miệng. Thông thường, nếu trẻ bị hôi miệng do Helicobacter pylori thì sẽ kèm theo các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc ợ hơi. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tiến hành một số xét nghiệm rồi mới có được phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài các nguyên nhân phổ biến được kể ở trên thì trẻ cũng có thể bị hôi miệng do thói quen thở bằng miệng khi ngủ. Nguyên nhân là bởi thở bằng miệng có thể làm khô niêm mạc và dẫn đến giảm lưu lượng nước bọt, giải phóng vi khuẩn có mùi hôi.
Tóm lại, trẻ bị hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sự tích tụ vi khuẩn đến các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày. Nếu bạn lo lắng về hơi thở có mùi của con mình, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa để có được lời khuyên hữu ích nhất để phương pháp điều trị.
Hiện nay, Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Vinmec mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo
- Aylikci BU, et al. (2013). Halitosis: From diagnosis to management. DOI: 10.4103/2F0976-9668.107255
- Bad breath – haliotosis. (n.d.). pedclerk.bsd.uchicago.edu/page/bad-breath-halitosis
- Bollen CML, et al. (2012). Halitosis: The multidisciplinary approach. DOI: 10.1038/ijos.2012.39
- Children’s dental health. (2017). cdc.gov/features/childrens-dental-health/index.html
- Karimi M. (2017). The causes of holitosis in children. omicsonline.org/open-access/the-causes-of-holitosis-in-children.php?aid=86743
- Kinberg S, et al. (2010). The gastrointestinal aspects of halitosis. ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2948765/
- Leo G, et al. (2015). May chronic rhinosinusitis in children be diagnosed by clinical symptoms? DOI: 10.1016/j.ijporl.2015.03.011