Tái phát nhiều lần đa xơ cứng

Người mắc bệnh đa xơ cứng tái phát sẽ gặp các đợt triệu chứng xuất hiện trầm trọng, tiếp theo là quãng thời gian hồi phục và sau đó lặp lại. Các đợt tái phát, thuyên giảm diễn tiến đều theo thời gian, nhưng tình trạng không xấu đi. Bệnh thường được kiểm soát bằng liệu pháp điều chỉnh miễn dịch.

1. Tổng quan về bệnh đa xơ cứng tái phát

Dựa vào diễn tiến của bệnh lý mà có thể phân đa xơ cứng thành các nhóm như sau:

  • Tái phát - thuyên giảm: Triệu chứng liên tục xuất hiện và biến mất, thường kéo dài vài ngày đến hàng tuần trước khi dần thoái lui. Trong giai đoạn thuyên giảm giữa các đợt bùng phát, bệnh nhân hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng. Đây là loại thường gặp nhất.
  • Tiến triển thứ phát / Diễn tiến - thứ yếu: Triệu chứng bùng phát lần đầu, sau đó diễn tiến nặng nề hơn. Trường hợp này gặp phải ở nhiều người mắc bệnh đa xơ cứng tái phát.
  • Tiến triển nguyên phát / Diễn tiến - chính yếu: Triệu chứng bùng phát và diễn tiến nặng nề ngay từ ban đầu.
  • Tái phát tiến triển: Triệu chứng bùng phát và diễn tiến nặng nề, sau đó thoái lui rồi lại tái phát.

Hầu hết những người mắc bệnh đa xơ cứng đều bị tái phát. Bệnh đa xơ cứng tái phát (Relapsing-remitting multiple sclerosis - RRMS) thường bắt đầu ở độ tuổi 20 - 30. Khi các triệu chứng bùng phát trở lại thì được gọi là tái phát. Sau một thời gian phục hồi, có ít hoặc không triệu chứng, được gọi là thuyên giảm.

Mỗi đợt tái phát có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc lâu hơn. Mức độ biểu hiện triệu chứng là giống nhau ở mỗi đợt bùng phát, không trở nên nghiêm trọng hơn. Sau 10 - 20 năm, bệnh đa xơ cứng tái phát thường chuyển đổi thành một loại MS khác, gọi là đa xơ cứng tiến triển thứ phát. Khi ấy, bệnh nhân không còn gặp những cơn tái phát thường xuyên nữa, nhưng các triệu chứng sẽ dần nặng hơn.

2. Triệu chứng của bệnh đa xơ cứng tái phát


Đau mắt có thể là triệu chứng của bệnh đa xơ cứng tái phát
Đau mắt có thể là triệu chứng của bệnh đa xơ cứng tái phát

Mỗi người mắc bệnh đa xơ cứng đều có các triệu chứng riêng biệt, không hoàn toàn giống nhau. Một vài người có thể bị tái phát nhiều lần, số khác lại chỉ gặp triệu chứng một lần duy nhất trong đời. Các triệu chứng biểu hiện cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào khu vực não hoặc tủy sống đã bị tổn thương. Một vài triệu chứng điển hình như:

  • Đau mắt và các vấn đề về thị lực (như song thị / nhìn đôi). Những rối loạn này có thể là dấu hiệu đầu tiên của người mắc bệnh đa xơ cứng tái phát
  • Tê và ngứa ran
  • Nhạy cảm với nhiệt
  • Đau dọc sống lưng khi bạn xoay cổ, giống như bị sốc điện nhẹ
  • Chóng mặt
  • Các vấn đề về ruột hoặc bàng quang
  • Rối loạn chức năng tình dục, như không ham muốn hoặc khó “lên đỉnh”
  • Cứng cơ bắp và khó di chuyển cơ thể
  • Cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi
  • Khó giữ bằng và phối hợp các động tác
  • Mất thời gian, gặp khó khăn để suy nghĩ rõ ràng
  • Phiền muộn

Một đợt bùng phát bệnh đa xơ cứng tái phát có thể kéo dài từ 24 giờ đến vài tuần. Khi ấy, người bệnh sẽ rơi vào một trong ba trường hợp sau:

  • Gặp lại một hoặc nhiều triệu chứng kể trên
  • Một triệu chứng đã từng gặp trở nên nghiêm trọng hơn
  • Xuất hiện triệu chứng mới

Cần đến khám bác sĩ khi gặp các dấu hiệu tái phát càng sớm càng tốt. Việc điều trị nhanh chóng và kịp thời có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tàn tật lâu dài.

3. Điều trị bệnh đa xơ cứng tái phát


Vật lý trị liệu để điều trị bệnh đa xơ cứng tái phát
Vật lý trị liệu để điều trị bệnh đa xơ cứng tái phát

Hầu hết những người mắc bệnh đa xơ cứng tái phát có thể kiểm soát các triệu chứng bằng:

Nhất là nên bắt đầu điều trị ngay khi được chẩn đoán để tránh tổn thương thần kinh kéo dài.

3.1. Thuốc điều trị RRMS

Một số loại thuốc điều trị RRMS giúp chống lại căn bệnh này bằng cách kiểm soát hệ miễn dịch cơ thể, khiến các dây thần kinh không bị tấn công. Các bác sĩ thường gọi đây là liệu pháp miễn dịch.

Thuốc có tác dụng giảm tần suất các đợt tái phát, cũng như giảm mức độ nghiêm trọng mỗi lần, đồng thời kiểm soát cho bệnh không tiến triển xấu hơn trong một thời gian. Những loại thuốc của liệu pháp miễn dịch dưới dạng tiêm bao gồm:

  • Glatiramer (Copaxone)
  • Interferon beta-1a (Avonex, Rebif)
  • Interferon beta-1b (Betaseron)
  • Peginterferon beta -1a (Plegridy)

Thuốc truyền tĩnh mạch IV thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện bao gồm:

  • Alemtuzumab (Lemtrada)
  • Mitoxantrone (Novantrone)
  • Natalizumab (Tysabri)
  • Ocrelizumab (Ocrevus)

Thuốc truyền tĩnh mạch IV Mitoxantrone
Thuốc truyền tĩnh mạch IV Mitoxantrone

Một số thuốc dạng viên uống bao gồm:

  • Cladribine (Mavenclad)
  • Dimethyl fumarate (Tecfidera)
  • Diroximel fumarate (Vumerity)
  • Fingolimod (Gilenya)
  • Siponimod (Mayzent)
  • Teriflunomide (Aubagio)

Tuy nhiên liệu pháp này cũng đi kèm với một số tác dụng phụ. Bệnh nhân và bác sĩ sẽ cân nhắc ưu và nhược điểm của từng loại, đồng thời theo dõi chặt chẽ các triệu chứng trong quá trình điều trị.

3.2. Dùng steroid kiểm soát triệu chứng

Nguyên nhân gây đa xơ cứng bùng phát triệu chứng là do não và tủy sống bị viêm. Do đó, giảm viêm là cách tối ưu để điều trị bệnh đa xơ cứng tái phát.

Những triệu chứng nhẹ có thể không cần điều trị, bác sĩ thường chỉ khuyên dùng steroid trong trường hợp bùng phát nghiêm trọng. Nhóm thuốc này có sẵn dưới dạng truyền tĩnh mạch IV và đường uống.

Trong ngắn hạn, liều cao của steroid có thể giúp giảm viêm, đồng thời rút ngắn thời gian và giảm mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát.

Bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc chống trầm cảm, giảm đau và chống mệt mỏi để điều trị các triệu chứng kèm theo của bệnh đa xơ cứng tái phát.

4. Duy trì lối sống lành mạnh


Tập thể dục có nhiều lợi ích cho người mắc bệnh đa xơ cứng
Tập thể dục có nhiều lợi ích cho người mắc bệnh đa xơ cứng

Duy trì lối sống lành mạnh với một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân nặng hợp lý là cách quan trọng để sống chung với các bệnh tự miễn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Người mắc bệnh đa xơ cứng cũng rất cần tập thể dục để:

  • Giữ cho cơ thể linh hoạt, vận động dễ dàng
  • Kiểm soát cân nặng
  • Thúc đẩy tâm trạng và tăng năng lượng

Bạn có thể thử nhiều bài tập khác nhau, chẳng hạn như cardio (kích thích nhịp tim), đi bộ, bơi lội, tập tạ để tăng cường cơ bắp và tập yoga kéo giãn cơ. Một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch tập thể dục là:

  • Bắt đầu chậm, từ 5 - 10 mỗi bài tập
  • Tránh để cơ thể quá nóng bức nếu bị nhạy cảm với nhiệt độ
  • Nhờ bác sĩ vật lý trị liệu để xây dựng chương trình tập thể dục phù hợp.

Nhìn chung, có nhiều nhóm thuốc khác nhau giúp ngăn ngừa những đợt tái phát của bệnh, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần phải cố gắng tránh mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm thể chất,... để hạn chế xuất hiện lại các triệu chứng đa xơ cứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe