Liletta là một loại dụng cụ được sử dụng để ngừa thai. Thiết bị Liletta được đặt trong tử cung có thể giúp tránh mang thai trong khoảng thời gian đến 6 năm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuốc Liletta và tác dụng thuốc Liletta.
1. Liletta là gì?
Liletta là loại dụng cụ được đặt trong tử cung để ngừa thai, được sử dụng cho phụ nữ tránh mang thai, hiệu quả trong một thời gian dài (lên đến 6 năm).
Thiết bị này từ từ tiết ra một loại hormone (levonorgestrel) trong tử cung tương tự như một loại hormone mà phụ nữ thường tạo ra. Levonorgestrel là một nội tiết tố nữ gây ra những thay đổi trong cổ tử cung và tử cung.
Liletta cũng được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc.
2. Hướng dẫn sử dụng dụng cụ tránh thai Liletta
- Vòng tránh thai Liletta được bác sĩ đưa qua đường âm đạo và đặt vào tử cung. Trong quá trình thực hiện, sẽ xuất hiện cảm thấy đau hoặc chóng mặt trong khi đặt vòng tránh thai, có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ. Hãy cho bác sĩ biết nếu những triệu chứng này kéo dài hơn 30 phút.
- Liletta được để trong tử cung lên tới 6 năm. Lên lịch tái khám sau 4 đến 6 tuần sau khi đặt thiết bị để đảm bảo thiết bị ở đúng vị trí. Nữ giới cần khám phụ khoa hàng năm và xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
- Hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần sử dụng một hình thức ngừa thai khác dự phòng trong 7 ngày đầu tiên sau khi đặt thiết bị Liletta để tránh thai cho đến khi thiết bị có đủ thời gian hoạt động.
- Sử dụng thiết bị này có thể khiến kinh nguyệt không đều từ 3 đến 6 tháng. Lượng máu kinh có thể nhẹ hơn hoặc nặng hơn. Hãy cho bác sĩ biết nếu không có kinh trong 6 tuần.
- Vòng tránh thai tự bong ra sau mỗi kỳ kinh nguyệt, có thể cảm nhận được dây tháo khi cổ tử cung mở ra.
- Bạn nên đi kiểm tra nếu không thể sờ thấy dây hoặc nghi ngờ vòng tránh thai đã tuột xuống thấp hơn hoặc đã ra khỏi tử cung, đặc biệt nếu thấy bị đau hoặc chảy máu.
- Nên sử dụng phương pháp ngừa thai không dùng hormone như bao cao su, màng ngăn, nắp cổ tử cung hoặc miếng xốp tránh thai để tránh thai cho đến khi bác sĩ thay thế bằng vòng tránh thai.
- Nếu cần chụp MRI (chụp cộng hưởng từ), hãy thông báo với bác sỹ.
- Vòng tránh thai được tháo ra bất kỳ lúc nào khi quyết định ngừng sử dụng biện pháp tránh thai. Liletta phải được loại bỏ khi kết thúc thời gian đeo 6 năm. Bác sĩ sẽ lắp một thiết bị mới nếu muốn tiếp tục sử dụng hình thức ngừa thai này. Không tự ý tháo thiết bị.
- Nếu bạn quyết định sử dụng một phương pháp ngừa thai khác, bạn phải bắt đầu sử dụng nó một tuần trước khi vòng tránh thai được tháo ra.
3. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc Liletta
- Không được sử dụng thuốc Liletta trong suốt kỳ mang thai. Bạn hãy cho bác sĩ nếu có thai.
- Sử dụng sản phẩm này không bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (chẳng hạn như HIV, lậu).
- Vòng tránh thai Liletta có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, làm giảm khả năng mang thai những lần sau. Vì vậy cần hỏi ý kiến của bác sỹ về nguy cơ này trước khi quyết định sử dụng.
- Không được sử dụng vòng tránh thai Liletta trong suốt kỳ mang thai. Nếu để nguyên trong khi mang thai, vòng tránh thai này có thể gây nhiễm trùng nặng, sẩy thai, sinh non, thậm chí đe dọa tính mạng sản phụ.
- Nội tiết tố trong vòng tránh thai cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn ở trẻ sơ sinh.
- Không nên sử dụng Liletta này nếu bị dị ứng với levonorgestrel, silicone, silica, bạc, bari, oxit sắt hoặc polyetylen hoặc có các bệnh lý dưới đây:
- Chảy máu âm đạo bất thường chưa được bác sĩ kiểm tra;
- Nhiễm trùng vùng chậu không được điều trị hoặc không kiểm soát được (âm đạo, cổ tử cung, tử cung);
- Lạc nội mạc tử cung hoặc nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng sau khi mang thai hoặc phá thai trong vòng 3 tháng;
- Bị viêm vùng chậu (PID), trừ khi có thai bình thường sau khi bệnh nhiễm trùng đã được điều trị và khỏi;
- Có khối u xơ tử cung hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến hình dạng của tử cung;
- Ung thư vú, cổ tử cung hoặc tử cung trong quá khứ hoặc hiện tại;
- Mắc bệnh gan hoặc khối u gan (lành tính hoặc ác tính);
- Một tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như AIDS, bệnh bạch cầu hoặc lạm dụng thuốc IV;
- Đang sử dụng một dụng cụ tử cung khác;
- Đã phá thai hoặc sẩy thai trong 6 tuần qua
- Mới sinh đẻ trong 6 tuần qua.
- Hãy thông báo cho bác sỹ nếu:
- Đang bị huyết áp cao, các vấn đề về tim, đau tim hoặc đột quỵ;
- Đau nửa đầu;
- Nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng vùng chậu hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đang trong thời gian cho con bú.
4. Sử dụng thiết bị Liletta có gây giải phóng quá mức levonorgestrel?
- Vì vòng tránh thai liên tục giải phóng liều thấp levonorgestrel, nên việc bỏ lỡ liều không xảy ra khi sử dụng dạng levonorgestrel này.
- Quá liều levonorgestrel được giải phóng từ hệ thống trong tử cung rất khó xảy ra.
5. Tác dụng phụ của Liletta
Các tác dụng phụ thường gặp sau khi sử dụng vòng tránh thai Liletta bao gồm:
- Đau vùng chậu, đau đớn hoặc kinh nguyệt không đều, thay đổi kiểu chảy máu hoặc dòng chảy;
- Sưng, ngứa hoặc nhiễm trùng âm đạo;
- Đau tạm thời, chảy máu hoặc chóng mặt khi đặt vòng tránh thai;
- U nang buồng trứng (cơn đau vùng chậu biến mất trong vòng 3 tháng);
- Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng;
- Nhức đầu, đau nửa đầu, trầm cảm, thay đổi tâm trạng;
- Đau lưng, căng hoặc đau vú;
- Tăng cân, mụn trứng cá, da nhờn, thay đổi sự phát triển của tóc, mất hứng thú trong quan hệ tình dục;
- Xuất hiện bọng mắt ở mặt, bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân.
- Hãy đến cơ sở y tế sớm khi thấy dấu hiệu của phản ứng dị ứng : nổi mề đay ; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
- Bị đau dữ dội ở bụng dưới hoặc một bên. Đây là dấu hiệu của việc mang thai ống dẫn trứng.
- Vòng tránh thai bị dính vào thành tử cung, hoặc bị thủng (tạo thành một lỗ) trong tử cung. Nếu điều này xảy ra, thiết bị có thể không còn ngăn ngừa thai hoặc nó di chuyển ra ngoài tử cung và gây sẹo, nhiễm trùng hoặc tổn thương các cơ quan khác. Bác sĩ phải phẫu thuật loại bỏ thiết bị.
- Chuột rút nghiêm trọng hoặc đau vùng chậu , đau khi quan hệ tình dục;
- Cực kỳ chóng mặt hoặc cảm giác choáng váng;
- Đau nửa đầu nghiêm trọng ;
- Chảy máu âm đạo nhiều hoặc liên tục, vết loét âm đạo, dịch âm đạo có nhiều nước, tiết dịch có mùi hôi, hoặc bất thường khác;
- Da nhợt nhạt, suy nhược, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, sốt, ớn lạnh, hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác;
- Vàng da (vàng da hoặc mắt); hoặc
- Đột ngột tê hoặc yếu (đặc biệt là ở một bên của cơ thể), lú lẫn, các vấn đề về thị lực, nhạy cảm với ánh sáng.