Thuốc hydroxyurea được kê đơn cho những người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, mục đích để giảm số lần đau đớn do bệnh gây ra và giảm nhu cầu truyền máu. Một số biệt dược cũng được sử dụng để điều trị một số loại ung thư (chẳng hạn như bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính, ung thư biểu mô tế bào vảy). Tuy nhiên cần lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc hydroxyurea trong quá trình sử dụng.
1. Hydroxyurea là thuốc gì?
Hydroxyurea được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác hoặc liệu pháp bức xạ để điều trị một số loại bệnh bạch cầu nguyên sinh mãn tính (CML; một loại ung thư bạch cầu) và một số loại ung thư đầu và cổ (bao gồm cả ung thư miệng, má, lưỡi, họng, amidan và xoang). Hydroxyurea (Droxia, Siklos) được sử dụng để giảm tần suất các cơn đau đớn và giảm nhu cầu truyền máu ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (một rối loạn máu di truyền trong đó các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường - hình lưỡi liềm và không thể mang đủ oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể). Hydroxyurea nằm trong nhóm thuốc được gọi là chất chống chuyển hóa. Hydroxyurea điều trị ung thư bằng cách làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể bạn. Hydroxyurea điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm bằng cách giúp ngăn ngừa sự hình thành các tế bào hồng cầu hình liềm.
Hydroxyurea có dạng bào chế viên nang và viên nén để dùng đường uống. Thuốc thường được kê dùng một lần một ngày. Khi hydroxyurea được sử dụng để điều trị một số loại ung thư, nó được dùng một lần mỗi ngày thứ ba hằng tuần. Uống hydroxyurea vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
2. Tác dụng phụ của thuốc Hydroxyurea
Hydroxyurea có thể gây ra tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc không biến mất: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ăn mất ngon, tăng cân, loét miệng, họng, táo bón, phát ban, da nhợt nhạt, chóng mặt, đau đầu, rụng tóc, thay đổi trên da và móng tay.
Một số tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hơn mà bạn cần lưu ý để thông báo cho bác sĩ và nhập viện ngay: tim đập nhanh, cơn đau liên tục bắt đầu ở vùng dạ dày nhưng có thể lan ra sau lưng, vết thương hoặc vết loét ở chân, đau, ngứa, đỏ, sưng hoặc mụn nước trên da, đau ở phần trên bên phải của dạ dày, máu trong nước tiểu, vàng da hoặc mắt, tê, bỏng rát hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, sốt, ho, khó thở và các vấn đề về hô hấp khác.
3. Cảnh báo thận trọng khi sử dụng thuốc hydroxyurea
Hydroxyurea làm giảm nghiêm trọng số lượng tế bào máu trong tủy xương. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc chảy máu nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi hoặc suy nhược quá mức, đau nhức cơ thể, đau họng, khó thở, ho và tắc nghẽn liên tục, hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác; chảy máu hoặc bầm tím bất thường; phân có máu hoặc đen, hắc ín; hoặc nôn ra máu hoặc chất màu nâu giống bã cà phê.
Duy trì việc thăm khám và làm xét nghiệm thường xuyên theo chỉ định. Bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra phản ứng của cơ thể bạn với hydroxyurea và xem liệu số lượng máu có giảm hay không. Bác sĩ có thể cần thay đổi liều lượng hoặc yêu cầu bạn ngừng dùng hydroxyurea trong một khoảng thời gian để cho phép số lượng máu trở lại bình thường nếu nó đã giảm xuống quá thấp. Hydroxyurea có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác, bao gồm cả ung thư da. Lưu ý tránh tiếp xúc lâu dài hoặc không cần thiết với ánh sáng mặt trời và mặc quần áo bảo vệ, kính râm và kem chống nắng khi ra ngoài. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những rủi ro khi dùng hydroxyurea.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tác dụng phụ của thuốc Hydroxyurea, bạn có thể tham khảo kỹ trước khi dùng để có được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: medlineplus.gov