Quassia có công dụng trong điều trị các vấn đề về dạ dày - đường ruột, bệnh tiểu đường, chấy rận, các vấn đề về da liễu và nhiều tình trạng khác... Bên cạnh đó, Quassia còn được sử dụng trong sản xuất như dùng để tạo hương vị cho thực phẩm, đồ uống, viên ngậm và thuốc nhuận tràng.
1. Tìm hiểu về Quassia
Quassia là một cây cao, đạt tới 25 m và có nguồn gốc từ quần đảo Caribe, Jamaica, Tây Ấn và miền bắc Venezuela. Lá và gỗ màu vàng nhạt được sử dụng trong y học.
Thành phần hóa học:
Quassia là tên gọi chung cho hai loài là Picrasma excelsa và Quassia amara L. Cả hai loại quassia đều có các thành phần tương đương nhau. Bao gồm:
- Các ancaloit (0,25%) như canthin-6-one, carboline alkaloids và 5-methoxycanthin-6-one
- Terpenoids như isoquassin
- Hỗn hợp các tạo vị đắng (hơn 50 lần so với quinine) gồm quassin, neo-quassin và 18-hydroxyquassin. Dihydronorneoquassin và simalikalactone D
Các thành phần khác bao gồm:
- Coumarin (Q. Amara)
- Thiamine (P. Excelsa)
- Beta-sitosterol
- Beta-sitostenone
Tác dụng trong việc chữa trị các loại bệnh:
- Quassia đã được báo cáo được sử dụng thành công để điều trị chấy. Canthin-6-one có tính kháng khuẩn và kháng nấm.
- Nghiên cứu đang được tiến hành với các đánh giá cho các ứng dụng tiềm năng trong bệnh sốt rét, tiểu đường và chữa lành vết loét.
- Các alcaloid beta-carboline thể hiện hoạt động kích thích dương tính ở động vật.
- Một chiết xuất hydroglycolic 4% của Q. amara gel được báo cáo là có hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm da tiết bã mặt và bệnh hồng ban.
2. Chỉ định và liều dùng Quassia
Chỉ định dùng Quassia:
- Kháng khuẩn và nấm
- Kháng viêm
- Các loại siêu vi khuẩn như virus ghẻ phỏng Herpes, virus Semliki forest, virus Coxsackie và siêu vi khuẩn khẩu viêm thủy bào stomatite vésiculeuse.
- Phù thũng, ngăn khả năng dẫn truyền cảm giác đau, giúp an thần
- Viêm loét dạ dày và giảm dịch dạ dày
- Sốt rét
- Viêm tuyến bã nhờn
- Chống thiếu máu
- Chống ung thư
- Sởi
- Tiêu chảy
- Chấy rận
Liều dùng:
- Quassia đã được sử dụng như một loại thuốc bổ đắng, với liều uống điển hình là 500 mg.
3. Tác dụng phụ và chống chỉ định Quassia
Tác dụng phụ:
- Trong quá trình sử dụng, một số phản ứng bất lợi đã được thống kê như: kích ứng dạ dày gây nôn mửa, quá liều có thể ảnh hưởng đến tim và dùng chung với các loại thuốc chống đông máu.
Chống chỉ định:
- Tránh sử dụng trong thai kì hoặc đang cho con bú
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Quassia, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Quassia cần được bác sĩ kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.