Suy dinh dưỡng rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư

Chất dinh dưỡng sau khi đi vào sẽ được hấp thu để đảm bảo quá trình vận hành trong cơ thể. Dinh dưỡng tốt là cơ sở để tạo ra một cơ thể khỏe mạnh. Đối với bệnh nhân ung thư, đảm bảo dinh dưỡng sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và có nhiều sức khỏe để chống chọi lại với bệnh tật.

1. Vai trò của việc bổ sung dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh ung thư

Để đảm bảo dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư cần có một chế độ dinh dưỡng khác biệt so với người bình thường. Dưới đây là các lý do tại sao bệnh nhân ung thư cần phải đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho bệnh nhân duy trì được trọng lượng và đảm bảo sức mạnh của cơ thể để chống lại các nhiễm trùng và giữ cho các tế bào được khỏe mạnh;
  • Đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh đối phó lại với các tác động của bệnh và kể cả các tác dụng phụ có thể gặp phải trong suốt quá trình điều trị bệnh;
  • Khi cơ thể bệnh nhân có sức khỏe tốt thì các liệu pháp điều trị sẽ có tác dụng tốt hơn và hiệu quả hơn và khả năng phục hồi cũng tốt hơn;
  • Một số loại ung thư như ung thư dạ dày có thể làm cho cơ chế hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể thay đổi. Quá trình hấp thu các chất protein hoặc tinh bột có thể trở nên khó khăn hơn đối với người mắc ung thư;
  • Một số bệnh ung thư và các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng bao gồm phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch và cấy tế bào gốc;
  • Ngoài ra, một số tác dụng phụ của quá trình điều trị sẽ tác động đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của người bệnh. Phổ biến như cảm giác chán ăn, lở miệng, khó nuốt, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy,vv....

Để đảm bảo dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư cần có một chế độ dinh dưỡng khác biệt so với người bình thường
Để đảm bảo dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư cần có một chế độ dinh dưỡng khác biệt so với người bình thường

2. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư

Bản thân bệnh ung thư và các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng lớn đến vị giác, khứu giác của người bệnh, Từ đó làm mất hoặc giảm cảm giác ngon miệng, thèm ăn của người bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư và cần được chăm sóc. Đặc biệt, nếu người bệnh suy dinh dưỡng và bị ung thư di căn thì sẽ tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn và giảm tối đa khả năng chống chọi lại với bệnh tật. Tình trạng chán ăn có thể xuất hiện rất sớm và là nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư.

Hệ quả thường thấy của việc chán ăn là hiện tượng suy kiệt tổng thể của người bệnh, đặc biệt là đối với các bệnh nhân bị ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa. Đây là tình trạng bệnh khó chữa trị nên cần được theo dõi, phát hiện và can thiệp sớm.

Một trong 2 hệ biểu hiện của chán ăn và suy kiệt là tình trạng suy giảm trọng lượng cơ thể. Để cải thiện các tình trạng này, bệnh nhân có thể được áp dụng các liệu pháp dinh dưỡng để cải thiện cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và co thắt dạ dày, ngăn ngừa các biểu hiện của buồn nôn, ói mửa, táo bón, tiêu chảy....

3. Các giải pháp cho những lý do gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư

3.1 Biếng ăn

Chán ăn và không cảm thấy ngon miệng là tình trạng khá phổ biến đối với những người mắc bệnh ung thư. Đây có thể là do các vấn đề tâm lý hoặc các tác dụng phụ trong quá trình điều trị gây ra. Các gợi ý sau đây sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng này:

  • Duy trì chế độ ăn nhiều năng lượng và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Bổ sung thêm đạm và thực phẩm;
  • Cung cấp nhiều nước cho cơ thể như canh, súp, nước ép trái cây;
  • Bổ sung các thực phẩm yêu thích và có hương vị hấp dẫn;
  • Thường xuyên đổi món để tạo cảm giác ngon miệng khi ăn. Bữa ăn nên được chuẩn bị ngon và đẹp mắt để tạo cảm giác háo hức và muốn được thưởng thức;
  • Thể dục và vận động sẽ làm cho bệnh nhân có cảm giác đói và muốn được ăn.

3.2 Thay đổi khẩu vị

Thay đổi khẩu vị thường xuất hiện trong quá trình bệnh nhân đang trong giai đoạn áp dụng các liệu pháp điều trị và nó thường biến mất hoặc giảm khi quá trình điều trị kết thúc. Một số gợi ý sau đây có thể giúp bệnh nhân giảm các tình trạng khó chịu này bao gồm vệ sinh miệng với nước sạch trước khi ăn. Thực đơn ăn uống gồm các món hợp khẩu vị và yêu thích của bệnh nhân. Sử dụng đạm thực vật trong quá trình chế biến thực phẩm.

3.3 Khô miệng

Một số phương pháp điều trị như xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau, trong đó có tình trạng khô miệng gây ra cảm giác khó nuốt và chán ăn. Dưới đây là một số gợi ý để người bệnh có thể cải thiện tình trạng này:

  • Ăn các loại thức ăn đã được xay nhỏ hoặc thức ăn mềm;
  • Kích thích tuyến nước bọt bằng cách nhai kẹo hơi cứng;
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ;
  • Uống nước hoặc húp canh khi ăn để dễ nuốt hơn;
  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường;
  • Giữ ẩm cho môi.

Chán ăn và không cảm thấy ngon miệng là tình trạng khá phổ biến đối với những người mắc bệnh ung thư
Chán ăn và không cảm thấy ngon miệng là tình trạng khá phổ biến đối với những người mắc bệnh ung thư

3.4 Đau họng, đau miệng

Đây cũng là những tác dụng phụ thường gặp ở những bệnh nhân ung thư đang phải chịu xạ trị, hóa trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng. Một số loại thực phẩm có thể làm cho bệnh nhân dễ dàng nhai và nuốt:

  • Các loại thức ăn mềm như trái cây mềm, phô mai, khoai tây nghiền,...
  • Không nên ăn các loại đồ ăn có vị cay, mặn.
  • Không nên ăn trái cây và nước quả có vị chua
  • Vệ sinh răng miệng tốt.

3.5 Buồn nôn – nôn

  • Ăn trước khi đói thực sự;
  • Uống ít nước trong khi ăn ;
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày;
  • Ăn những thực phẩm khô;
  • Mặc áo quần thích hợp, rộng rãi.

3.6 Vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Chú ý hạn sử dụng những thực phẩm khi mua;
  • Thực phẩm xả đông cần phải được nấu, chế biến ngay sau đó.Thức ăn còn dư phải được ướp lạnh bảo quản và cần phải được tiêu thụ trong vòng 24 tiếng;
  • Tránh ăn trứng sống hoặc cá sống;
  • Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế lây truyền mầm bệnh.

3.7 Táo bón

Táo bón có thể là do cơ thể bị thiếu nước hoặc người bệnh có chế độ ăn thiếu nhiều chất xơ. Sau đây là các biện pháp cải thiện tình trạng táo bón như ăn chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Uống nhiều nước và uống nước ngay cả những lúc không khát. Cung cấp đủ nước như nước ép (rau, quả, thịt) ấm, nước chanh, trà không có cafein sẽ rất hiệu quả.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với người mắc bệnh ung thư. Tình trạng dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. Việc hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư không chỉ giúp bệnh nhân hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng mà còn ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong.


Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với người mắc bệnh ung thư
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với người mắc bệnh ung thư

Đặc biệt, để được điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư an toàn và hiệu quả, khách hàng có thể liên hệ với khoa phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Khoa Phục hồi chức năng được đầu tư một cách hoàn chỉnh, với hệ thống trang thiết bị, máy móc vật lý trị liệu đầy đủ, phong phú có xuất xứ từ nhà sản xuất hàng đầu thế giới về trang thiết bị vật lý trị liệu như Hà Lan; Nhật Bản....

  • Giường kéo cột sống
  • Giàn kéo dãn cột sống cổ
  • Máy sóng ngắn cỡ lớn
  • Máy siêu âm điều trị
  • Máy điện xung
  • Bộ máy gập duỗi gối thụ động
  • Hệ thống xe đạp được lập trình
  • Hệ thống máy tập cơ, tập khớp
  • Hệ thống máy tập gắng sức cùng hệ thống giường tập đa năng
  • Hệ thống giường tập BoBab...

Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chính quy, ở trình độ Đại học, Cao đẳng, đã từng làm việc tại các khoa Phục hồi chức năng của những bệnh viện lớn. Ngoài ra, theo từng thời điểm, khoa còn có sự tăng cường của các kỹ thuật viên nước ngoài cùng hợp tác làm việc và trao đổi kinh nghiệm. Lực lượng trợ giúp chăm sóc luôn sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân trong việc di chuyển cho an toàn.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe