Sữa mẹ rã đông: Không nên hâm đi hâm lại

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé, đặc biệt với các bé dưới 1 năm tuổi. Tuy nhiên, bà mẹ nên biết cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ đúng cách để đảm bảo tối đa nguồn dinh dưỡng cho con.

1. Hâm nóng sữa mẹ

Sữa mẹ nên được giữ ở tầm 40 độ C, tránh làm biến chất cùng dinh dưỡng cần thiết trong sữa. Vì thế, mẹ không nên hâm sữa nóng trong nước có nhiệt độ cao.

Bảo quản tiệt trùng cho sữa mẹ là vô cùng quan trọng, tuy nhiên hâm nóng đúng cách sữa mẹ nhằm giữ vẹn tròn dinh dưỡng dành cho con càng cần thiết. Thế nhưng có 2 lầm tưởng lớn mà nhiều mẹ vẫn mắc phải:

1.1 Sữa hâm nóng mất nhiều dinh dưỡng

  • Thực tế rằng, chỉ hâm sữa sai cách mới khiến dinh dưỡng mất đi. Khoa học đã chứng minh lượng vitamin cũng như kháng thể của sữa mẹ sẽ hao hụt đi khi bị tiếp xúc nhiệt độ cao hoặc khi bị tác động mạnh của việc lắc sữa mạnh.
  • Có nhiều cách hâm sữa cho mẹ như sử dụng lò vi sóng, hâm bằng nước nóng, dùng máy hâm... tuy nhiên, mẹ nên có sự kiểm soát cẩn trọng về thời gian hâm cũng như nhiệt độ tiếp xúc, để có thể giữ nguyên được lượng dinh dưỡng sữa mẹ.
  • Sử dụng máy hâm nóng sữa là phương pháp được các mẹ sử dụng nhiều nhất và được nhận xét là khả năng giúp bảo toàn dinh dưỡng tối ưu tốt hơn hẳn các phương pháp khác, mẹ vừa có thể đảm bảo thời gian cũng như nhiệt độ kiểm soát giúp chất lượng của sữa không bị hao hụt.

1.2 Hâm nóng sữa và để tự nguội đến tầm 37 độ C là dùng được


Sữa mẹ nên được giữ ở tầm 40 độ C
Sữa mẹ nên được giữ ở tầm 40 độ C

Sữa mẹ nên được giữ ở tầm 40 độ C

Nhiều mẹ lại muốn sữa ra đông nhanh chóng nên dùng lò vi sóng, hay ngâm nước sôi. Hai cách này đều dễ dàng khiến sữa bị nóng già nhanh chóng phá huỷ vitamin và kháng thể thiết yếu trong sữa, khiến sữa mẹ mất dinh dưỡng quý báu.

Đầu tiên, để rã đông sữa, bà mẹ nên chuyển từ ngăn đông/ngăn đá tủ lạnh xuống ngăn mát vào buổi tối trước ngày sử dụng. Có thể mất từ 8 - 24 tiếng để sữa tan hoàn toàn do đó để qua đêm là tiện nhất.

Hâm nóng sữa mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến cho nhiều bà mẹ loay hoay và lúng túng vì không biết cách hâm sữa của mình đã chuẩn chưa. Có 3 nguyên tắc vô cùng quan trọng các mẹ nên nhớ khi hâm nóng sữa mẹ cho con ăn đó là:

  • Không được hâm sữa quá lâu ở nhiệt độ cao
  • Sữa mẹ nên được giữ ở tầm 40 độ C
  • Phải sử dụng sữa đã hâm trong vòng 1 giờ.
  • Không được hâm đi hâm lại sữa.

2. Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu?

Vi khuẩn có thể sống ở cả hai nhiệt độ nóng và lạnh, nhưng chúng có thể sống, phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm và đặc biệt là môi trường giàu protein. Sữa của mẹ có thể bị hỏng nếu như mẹ để trong máy hâm sữa thời gian dài. Đó là lý do mà các nhà sản xuất cũng khuyến cáo bà mẹ chỉ nên để bình sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ.

3. Sữa mẹ vừa vắt có cần hâm nóng?

Các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ; trời nóng là dưới 1 giờ.

Sữa mẹ sau khi vắt nếu bé ăn ngay thì không cần hâm nóng. Còn nếu bé không ăn ngay, sữa vắt xong, các mẹ nên để ở ngăn mát tủ lạnh. Khi hâm sữa cho bé, bà mẹ nên san sang 1 bình khác 1 lượng sữa đủ c

4. Sữa mẹ hâm đi hâm lại có sao không?

Sữa mẹ hâm đi hâm lại có sao không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ sau khi vắt ra nếu để nhiệt độ phòng có thể sử dụng trong vòng 4 giờ. Nhưng với sữa mẹ đã trữ đông và hâm nóng, chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ. Với lượng sữa đã hâm nóng bé bú còn thừa, mẹ không nên giữ lại bảo quản tiếp. Tốt nhất, mẹ nên đổ bỏ đi, không nên hâm lại cho bé dùng lần sau, vì lúc này vi khuẩn có thể sinh sôi và gây bệnh cho bé, ảnh hưởng đến quá trình phát triển cho bé.

Với sữa mẹ trữ đông, mẹ cần phải để sữa dưới ngăn mát tủ lạnh để rã đông sau đó mới hâm sữa. Tuyệt đối không cho bé bú lại sữa đã sử dụng sau 1 tiếng đồng hồ, điều này rất dễ khiến bé đau bụng, gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, tiêu chảy.

Bà mẹ nên nhớ rằng sữa mẹ chỉ được hâm 1 lần duy nhất sau khi rã đông, không nên hâm đi hâm lại để đảm bảo các dưỡng chất, vitamin và kháng thể không bị chuyển hóa hay biến mất; cũng như vi khuẩn xấu không có khả năng xâm nhập vào sữa.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Sau khi rã đông chỉ nên hâm nóng một lần, tuyệt đối không nên hâm đi hâm lại mới có thể đảm bảo nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng cho con ăn lâu dài.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.


Sữa mẹ hâm đi hâm lại có sao không?
Sữa mẹ hâm đi hâm lại có sao không?

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe