Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm, xốp nằm bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung và phát triển nhờ hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Do đó sự phát triển của nội mạc tử cung sẽ thay đổi theo độ tuổi cũng như theo chu kỳ kinh nguyệt.
1. Sự thay đổi của nội mạc tử cung theo độ tuổi
Theo sự phát triển của cơ thể, thời kỳ hoạt động sinh dục cùng với nội mạc tử cung của người phụ nữ sẽ thay đổi theo 4 thời kỳ sau:
Thời kỳ trẻ em (trước dậy thì):
- Buồng trứng ở trong giai đoạn im lặng về mặt nội tiết mặc dù đã có sự trưởng thành và thoái hóa của nang noãn. Tuy nhiên những biến đổi về hình thái này không đi kèm với hoạt động nội tiết của buồng trứng.
- Nang noãn cũng không phát triển đến giai đoạn nang trội hoặc hình thành hoàng thể.
- Nội mạc tử cung trong giai đoạn phát triển đầu đời.
Giai đoạn dậy thì:
- Đây là lúc chứng năng nội tiết của buồng trứng bắt đầu hoạt động, khi tế bào thần kinh sản xuất GnRH vùng dưới đồi đã bắt đầu giải phóng GnRH một cách đồng bộ và theo xung nhịp vào hệ thống động mạch của tuyến yên.
- Lần hành kinh đầu tiên xảy ra vào khoảng một năm sau sự tăng trưởng dậy thì, đồng thời bắt đầu một giai đoạn mà nội mạc tử cung biến chuyển đáng kể theo chu kỳ kinh nguyệt.
- Độ dài âm đạo cũng tăng lên khoảng 11cm, biểu mô tử cung tăng sinh và dày lên. Môi lớn và môi nhỏ cũng dày lên, vùng gò mu tập trung nhiều mỡ, âm vật to ra.
Giai đoạn hoạt động sinh dục:
- Là thời kỳ hoạt động sinh dục, kéo dài tới khi hết mãn kinh. Thời kỳ này người phụ nữ sẽ hành kinh đều đặn và có thể thụ thai được.
- Đây cũng là thời kỳ mà tính chất sinh dục phụ cũng như toàn cơ thể người phụ nữ kéo dài đến mức tối đa.
- Thời kỳ hoạt động sinh dục kéo dài khoảng 30-35 năm.
Giai đoạn mãn kinh:
- Là tình trạng người phụ nữ không còn hành kinh nữa do sự suy kiệt của buồng trứng và không còn nhạy cảm trước sự kích thích của hormon hướng sinh dục.
- Sau khi mãn kinh thì người phụ nữ không còn khả năng có thai nữa.
2. Sự thay đổi của nội mạc tử cung theo chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Cấu tạo của nội mạc tử cung có thể thay đổi theo 3 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt như sau:
Giai đoạn sau rụng trứng:
- Là từ sau khi rụng trứng đến khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ sau.
- Niêm mạc tử cung bong ra gần hết, chỉ còn 1 lớp mỏng ở mô đệm và một ít tế bào biểu mô ở đáy của các tuyến.
- Các thành phần này sau đó tăng sinh nhanh dưới tác dụng của hormon estrogen trong 4 - 7 ngày sẽ được biểu mô hóa lại. Niêm mạc tử cung dày dần lên và các tuyến cũng dài ra cùng với sự phát triển của mạch máu.
- Ở cuối giai đoạn, tử cung dày khoảng 3-4mm, các tuyến của cổ tử cung sẽ bài tiết chất nhầy tạo thành kênh dẫn tinh trùng di chuyển vào.
Giai đoạn trước rụng trứng:
- Là giai đoạn từ khi hành kinh đến khi rụng trứng, khoảng 14 ngày sau khi hành kinh ngày đầu tiên của chu kỳ.
- Niêm mạc tử cung không chỉ chịu sự tác động của hormon estrogen mà còn chịu sự tác động của progesterone làm nội mạc tử cung dày lên và tiết dịch.
- Niêm mạc tử cung sẽ dày lên khoảng 5-6 mm sau phòng noãn 1 tuần và tăng thêm cho đến khi hành kinh.
Giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt:
Nồng độ hormon estrogen và progesterone giảm đột ngột đến mức rất thấp cùng với lượng máu cung cấp niêm mạc tử cung dừng lại khiến niêm mạc teo. Sau một thời gian lớp niêm mạc bị bong ra thì dưới tác dụng co bóp của tử cung, niêm mạc tử cung bị đẩy ra ngoài cùng một ít chất dịch lẫn máu. Đây chính là hiện tượng hành kinh.
Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.